So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Bản tin tổng hợp kinh tế thế giới ngày 18/01/2023

Kinh tế Nga có khả năng chống chịu tốt hơn dự kiến trong năm 2022

kinh tế 1

Bản tin tổng hợp kinh tế thế giới ngày 18/01/2023

Phát biểu tại một cuộc họp với các quan chức hàng đầu bao gồm Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương ngày 17/1, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết kinh tế nước này ước tính suy giảm 2,5% trong năm 2022, nhưng nền kinh tế vẫn đang hoạt động tốt hơn so với dự đoán của hầu hết các chuyên gia. Theo ông Putin, diễn biến thực tế tốt hơn nhiều dự báo của giới chuyên gia.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong giai đoạn từ tháng 1-11/2022 đã giảm nhưng chỉ ở mức 2,1%. Một số chuyên gia trong nước, chưa kể chuyên gia nước ngoài, dự đoán mức giảm có thể tới 10% và 15%, thậm chí 20%. Nhưng tính chung cả năm, ông Putin cho hay kinh tế Nga dự kiến sẽ chỉ giảm 2,5%. Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh chính phủ cần phải kích thích tăng trưởng tiền lương thực tế.

Xung đột ở Ukraine bùng phát hồi cuối tháng 2/2022 cùng hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sau đó đã làm đảo lộn một số lĩnh vực của nền kinh tế Nga. Các ngân hàng lớn nhất của nước này không còn có thể tiếp cận mạng lưới tài chính toàn cầu SWIFT, trong khi khả năng tiếp cận công nghệ và xuất khẩu dầu khí cũng bị hạn chế.

Đức: Lạm phát năm 2022 cao kỷ lục

Theo Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) công bố ngày 17/1, lạm phát trong năm 2022 của Đức là 7,9%, mức cao nhất từng có trong lịch sử hậu chiến.

Chủ tịch Destatis Ruth Brand cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm cao nhất trong lịch sử chủ yếu là do giá các sản phẩm năng lượng và hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine. Năm 2022, người tiêu dùng Đức phải đối mặt với tình trạng giá cả tăng nhanh nhất, đặc biệt là thực phẩm và nhiên liệu.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát đã giảm rõ rệt trong tháng 12/2022, xuống còn 8,6%, sau 3 tháng liên tiếp duy trì ở mức trên 10%, trong đó tháng 10/2022 là mức cao nhất, tăng 10,4% so với cùng tháng năm 2021.

Lạm phát đã tăng từ trước thời điểm xảy ra xung đột tại Ukraine, với tháng 1/2022, ghi nhận là 4,9% và tháng 2 là 5,1%, đến tháng 3, một tháng sau thời điểm Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, lạm phát tăng vọt lên 7% và tăng “phi mã” lên 10,4% vào tháng 10/2022 trước khi giảm nhẹ vào cuối năm.

Chủ tịch toàn cầu PwC lạc quan về kinh tế Trung Quốc

kinh tế 2

Chủ tịch toàn cầu PwC lạc quan về kinh tế Trung Quốc

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ, ông Bob Moritz, Chủ tịch toàn cầu PricewaterhouseCoopers (PwC), một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, lạc quan về triển vọng của kinh tế Trung Quốc, khi tiêu dùng nội địa mạnh, lợi thế về công nghệ và vị thế là quốc gia xuất khẩu hàng đầu.

Ông Moritz cho rằng Trung Quốc có thể là một trong những nền kinh tế tiên tiến nhất trên thế giới trong việc sử dụng công nghệ theo phương thức mới và khác biệt. Mặt khác, Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, có tiềm năng để trở thành nước dẫn đầu về sản xuất hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao cũng như phát triển công nghệ.

Hồi tháng 10/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 2,7% vào năm 2023, nhưng dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ở mức 4,4%. 

Về triển vọng tăng trưởng ở mức hai con số, ông Moritz cho rằng đó là điều quan trọng đối với cả Trung Quốc và thế giới, khi ảnh hưởng đến hàng hóa, dịch vụ và sự phát triển kinh tế. Ông Moritz nhấn mạnh đến tầm quan trọng của toàn cầu hóa, khi việc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại và kinh doanh giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới là cần thiết.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên các lãi suất cơ bản

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), ngày 18/1 đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ cho đà phục hồi của nền kinh tế.    

Kết thúc phiên họp thường kỳ kéo dài hai ngày, Hội đồng Chính sách BoJ nâng dự báo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản (không bao gồm biến động giá cả các mặt hàng thực phẩm tươi sống) trong tài khóa 2022 (kết thúc vào tháng 3/2023) thêm 0,1 điểm phần trăm lên 3%. Mặc dù vậy, BoJ vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%. 

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh lạm phát ở Nhật Bản đã tăng cao hơn nhiều so với mục tiêu mà BoJ đã đặt ra. Đáng chú ý, theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), trong tháng 11/2022, CPI cơ bản của Nhật Bản tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ tháng 12/1981. Đây là tháng thứ 8 liên tiếp, chỉ số này ở trên mức mục tiêu 2% của BoJ. 

Giá trị thị trường của “đại gia” xa xỉ phẩm LVMH đạt 400 tỷ euro

kinh tế 3

Giá trị thị trường của “đại gia” xa xỉ phẩm LVMH đạt 400 tỷ euro

Giá cổ phiếu của “gã khổng lồ” bán lẻ xa xỉ phẩm LVMH đã tăng lên mức cao kỷ lục mới trong phiên 17/1, đưa giá trị thị trường của “đại gia” này lên mức 400 tỷ euro (434 tỷ USD) lần đầu tiên, đồng thời củng cố vị thế là tập đoàn có giá trị nhất châu Âu. Cổ phiếu của LVMH đã tăng 0,4% lên mức cao kỷ lục 795,7 euro/cổ phiếu, giúp nâng giá trị thị trường của tập đoàn lên trên 400 tỷ euro.

Giống như nhiều tập đoàn xa xỉ phẩm khác, vốn ngày càng mở rộng sự hiện diện tại Trung Quốc, LVMH trong năm nay đã được hưởng lợi khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại nhanh chóng. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết việc giá cổ phiếu tiếp tục tăng sẽ khó xảy ra hơn bởi việc Trung Quốc mở cửa được coi là “phát súng cuối cùng”.

Đầu tháng này, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành LVMH Bernard Arnault đã cải tổ lại ban lãnh đạo cấp cao của tập đoàn, thắt chặt sự kiểm soát của gia đình ông với việc bổ nhiệm con gái Delphine của ông lãnh đạo Christian Dior và bổ nhiệm một ông chủ mới cho Louis Vuitton.

Top đánh giá sàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *