Search
Generic filters

Tìm nhiều nhất: SwissmesFX ProACX

  1. Trang chủ
  2. /
  3. Tin Tức
  4. /
  5. Bản tin tổng hợp kinh tế thế giới ngày 9/11/2022

Bản tin tổng hợp kinh tế thế giới ngày 9/11/2022

1. ECB có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất tới giữa năm 2023

Bản tin tổng hợp kinh tế thế giới ngày 9/11/2022

Tham khảo thêm: Bản tin tổng hợp kinh tế thế giới ngày 2/11/2022

Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos và Thống đốc Bundesbank (ngân hàng trung ương Đức) Joachim Nagel cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng lãi suất chủ chốt ngay cả khi nền kinh tế Eurozone gặp khó khăn, bởi lạm phát cao sẽ còn gây tổn hại nặng nề hơn. ECB đã và đang tăng lãi suất với tốc độ kỷ lục, đồng thời vẫn hướng tới nhiều đợt tăng lãi suất tiếp theo để đưa lạm phát đang ở mức hai con số của Eurozone trở lại mức mục tiêu 2%.

Kinh tế Eurozone được cho là sẽ suy giảm trong mùa Đông này, do sự kết hợp của chi phí năng lượng tăng cao, nhu cầu toàn cầu suy yếu và chi phí đi vay cao hơn. Các thị trường kỳ vọng ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến giữa năm sau, với mức lãi suất cao nhất là khoảng 3%, từ mức 1,5% hiện tại.

2. Tác động dai dẳng của COVID-19 đối với thị trường lao động Mỹ

Mặc dù phần lớn nước Mỹ đã trở lại cuộc sống kinh tế bình thường sau 2 năm rưỡi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tác động của đại dịch vẫn còn khá dai dẳng, đặc biệt đối với thị trường lao động, hàng triệu người mất việc hẳn, năng suất lao động giảm sút, hoạt động nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy và giá cả leo thang.

Theo Bộ Lao động Mỹ, số người lao động phải nghỉ việc vì ốm ít nhất 1 tuần trung bình mỗi tháng trong năm 2022 tăng 630.000 người so với năm trước khi xảy ra đại dịch, gây sụt giảm lực lượng lao động đáng kể ở một thị trường cần nhiều lao động như nước Mỹ. Khoảng nửa triệu lao động đã phải nghỉ việc hẳn do những di chứng dai dẳng sau khi mắc COVID-19. Khảo sát của Cục điều tra dân số Mỹ trong tháng 10 cho thấy có tới 1,1 triệu người vẫn chưa quay trở lại làm việc vì lo ngại mắc COVID-19.

Tình trạng thiếu nhân lực lao động đã góp phần tạo thêm áp lực lên các chỉ số lương và lạm phát kinh tế, là một trong các lý do khiến Fed phải tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư tuần qua.

3. Nhật Bản chi số tiền kỷ lục để chặn đà giảm giá của đồng yen

Bản tin tổng hợp kinh tế thế giới ngày 9/11/2022

Ngày 8/11, Bộ Tài chính Nhật Bản tiết lộ hành động can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng nghiệp vụ bán USD-mua yen hôm 22/9 đã tiêu tốn tới 2.830 tỷ yen (19 tỷ USD). Đây là số tiền cao kỷ lục mà Bộ Tài chính Nhật Bản đã chi trong một ngày để chặn đà giảm giá của đồng yen. Trước đó, số tiền cao nhất mà Nhật Bản đã từng chi trong một ngày để thực hiện nghiệp vụ bán USD-mua yen là 2.620 tỷ yen vào ngày 10/4/1998.

Sau lần can thiệp đầu tiên hôm 22/9, Bộ Tài chính Nhật Bản có thể đã thực hiện nhiều đợt can thiệp kinh tế khác với số tiền chi ra có thể cao hơn nhiều. Các số liệu cho thấy quỹ dự trữ ngoại hối của Nhật Bản, vốn được sử dụng để can thiệp vào thị trường tiền tệ, đã giảm từ mức 1.240 tỷ USD vào cuối tháng 9 xuống còn 1.190 tỷ USD vào cuối tháng 10.

Đến nay, Nhật Bản mới chỉ chính thức thừa nhận can thiệp vào thị trường tiền tệ hôm 22/9. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết có những thời điểm Chính phủ can thiệp nhưng không thông báo nhằm tối đa hóa tác động của hành động can thiệp này.

4. Khó khăn kinh tế “thi bay” gần 20% tổng tài sản của giới siêu giàu Trung Quốc

Giới siêu giàu Trung Quốc đã ghi nhận tổng giá trị khối tài sản của họ giảm sâu nhất trong hai thập kỷ giữa bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine, các biện pháp chống dịch COVID-19 và thị trường chứng khoán lao dốc.

The Hurun Rich list – bảng xếp hạng những người giàu nhất Trung Quốc – cho hay chỉ có 1.305 người đạt tiêu chuẩn sở hữu khối giá trị tài sản ròng tối thiểu là 5 tỷ NDT (692 triệu USD) trong năm nay, giảm 11% so với năm 2021. Tổng tài sản của giới siêu giàu Trung Quốc cũng giảm 18% xuống còn 3.500 tỷ USD. Số người sở hữu khối tài sản từ 10 tỷ USD trở lên cũng giảm từ 85 người xuống còn 56 người. Số người được coi là tỷ phú cũng giảm 239 người xuống 946 người. Đây là mức giảm về mặt tài sản lớn nhất của giới siêu giàu của Trung Quốc từng ghi nhận trong 24 năm qua.

5. Thụy Sỹ: Sức mua giảm mạnh nhất trong 80 năm qua

Theo cuộc khảo sát về tiền lương của ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS, tiền lương ở Thụy Sỹ trong năm 2022 không theo kịp với lạm phát và sức mua của người lao động đã giảm đáng kể. Điều này đã khiến tiền lương thực tế của người lao động Thụy Sỹ bị sụt giảm nhiều nhất trong vòng 80 năm qua.

Trung bình, các công ty Thụy Sỹ có kế hoạch tăng lương danh nghĩa lên 2,2% vào năm 2023 – mức tăng cao nhất trong gần 15 năm. Các nhà kinh tế của UBS dự báo lạm phát sẽ khoảng 2,9% trong năm nay, tương đương với mức lương thực tế trung bình giảm là 1,8% – mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1942.

Tuy nhiên, tiền lương thực tế có thể sẽ trì trệ trong năm tới và sẽ khó bù đắp cho việc mất sức mua trong năm nay. Điều này là do nền kinh tế Thụy Sỹ dự kiến sẽ giảm mạnh cùng với lạm phát vừa phải. Tuy nhiên, có thể kỳ vọng mức lương thực tế sẽ tăng trở lại trong dài hạn do tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng.

6. Meta cắt giảm đợt nhân sự lớn kỷ lục

kinh tế

Bản tin tổng hợp kinh tế thế giới ngày 9/11/2022

Xem thêm: Cổ phiếu Tesla và Meta – Nhà đầu tư vẫn cần cân nhắc

Hãng công nghệ khổng lồ Meta, chủ sở hữu mạng xã hội Facebook với hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới vừa tuyên bố sẽ cắt giảm kinh tế hàng nghìn nhân viên bắt đầu vào ngày 9/11. Giám đốc điều hành Meta đồng thời cũng là nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg thừa nhận trách nhiệm đã để công ty đi chệch hướng và ông đã lạc quan quá mức khi tính toán sự tăng trưởng của hãng, dẫn đến tuyển dụng quá nhiều nhân sự.

Hiện giám đốc các công ty con trong hệ thống hãng Meta đã nhận được thông báo về việc cắt giảm nhân sự, tái cơ cấu; những nhân sự bị thôi việc sẽ được hưởng lương đền bù thêm ít nhất 4 tháng. Nhân viên đang làm việc cho Meta đã bắt đầu bàn tính kế hoạch chuẩn bị cho khả năng bị sa thải cũng như hướng sẽ làm gì để tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Tính tới cuối tháng 9/2022, Meta có khoảng hơn 87.000 nhân sự. Đây sẽ là đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất trong 18 năm lịch sử thành lập của công ty. Cổ phiếu của Meta đã giảm kinh tế tới hơn 70% trong năm nay.

Top đánh giá sàn

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe
Notify of
guest

BẢNG XẾP HẠNG THÁNG 04
1
https://www.facebook.com/derivdotcom
2
https://www.facebook.com/itslfxofficial/?ref=page_internal
3
https://www.facebook.com/pepperstonevn/?ref=page_internal
4
https://www.facebook.com/CHMarketsVietnam
5
https://www.facebook.com/RacForex.Vietnam
7
https://www.facebook.com/IQXTradePartner
8
https://www.facebook.com/SwissmesVN/
9
4.3/5
https://www.facebook.com/FxProGlobal
12
https://www.facebook.com/dexinvesting
13
https://www.facebook.com/Trade-TIME-102279399021494
14
https://www.facebook.com/binomovt
15
https://www.facebook.com/londonexvietnam/?ref=page_internal
16
https://www.facebook.com/remitano
17
https://www.facebook.com/octafx
18
https://www.facebook.com/spectrepage/
Top Sàn, Review Sàn, Đánh Giá Sàn, Chọn Sàn
© Copyright 2021 topdanhgiasan.com