So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Bảng thông tin cơ bản của chứng quyền bạn nên biết

Trong hệ thống giao dịch của chứng khoán sẽ có rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau. Trong đó, chứng quyền có đảm bảo được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất hiện nay. Bởi loại chứng khoán này sẽ có thể giúp giảm thiểu được hết các rủi ro khi giao dịch.

Vậy cụ thể chứng quyền là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Thông tin cơ bản của chứng quyền là gì?

Chứng quyền (tên tiếng anh là Stock Warrant) là một loại chứng khoán do các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phát hành. Mục đích chính của việc nắm giữ chứng quyền đó chính là việc cho phép người sở hữu được mua các cổ phiếu của doanh nghiệp theo mức giá được quy định trước đó, cho dù có bất kỳ thay đổi nào về thị trường hay giá trị, những biến động của công ty.

Bảng thông tin cơ bản của chứng quyền bạn nên biết

Bảng thông tin cơ bản của chứng quyền bạn nên biết

Bảng thông tin cơ bản của chứng quyền

Để có thông tin về chứng quyền trong giao dịch cũng như để tính được mức lời, lỗ chuẩn nhất, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây. 

Thông tin

Ý nghĩa

Ví dụ

TSCS

Các mã số do Sở quy định

Cổ phiếu FPT

Tỷ lệ chuyển đổi

Số lượng chứng quyền tương đương với CKCS

4:01

Thời hạn chứng quyền

khoảng từ 3 đến 24 tháng

3 tháng

Ngày giao dịch cuối cùng

Hai ngày trước ngày đáo hạn của chứng quyền.

Sau ngày này, chứng quyền sẽ bị hủy niêm yết.

(Ngày phát hành: 05/04/2018)

Ngày đáo hạn

Ngày cuối cùng hiệu lực của chứng quyền

14/07/2018

Phương thức giao dịch

Tính bằng thời gian CW và tiền về tài khoản là T+2 như chứng khoán cơ sở.

 

Giá chứng quyền

Khoản chi phí NĐT bỏ ra để sở hữu chứng quyền.

5.000 VNĐ/CW

Giá thực hiện

Mức giá tương đương việc NĐT mua CKCS khi chứng quyền đáo hạn.

90.000 VNĐ

Giá thanh toán

Bình quân giá CKCS 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn chứng quyền

70.000 VNĐ

Phương thức thanh toán khi thực hiện quyền

Thanh toán bằng tiền mặt

(90.000 – 70.000)/4 = 5.000 VNĐ/CW

 Ví dụ cụ thể: 

Ngày 02/08/2021, nhà đầu từ T mua 20.000 chứng quyền trên cổ phiếu FPT. (giá lúc đó của FPT khoảng 90.000 VNĐ) với các thông số sau:

  • Tỷ lệ chuyển đổi là 6:1
  • Thời hạn chứng quyền là 6 tháng
  • Ngày đáo hạn: 12/11/2021
  • Giá thực hiện: 90.000 VNĐ
  • Giá CW: 1.000 VNĐ/CW

Vậy số tiền để nhà đầu tư T sẽ phải trả để mua 1.000 CW FPT là: 20.000 * 1.000 = 20 triệu.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền có đảm bảo (tên tiếng Anh là Covered Warrant) được viết tắt là CW. Đây là một sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và niêm yết trên sàn giao dịch riêng và có biểu đồ hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Công ty phát hành chứng khoán CW là công ty đã được UBCK cấp phép hợp pháp.

Hiện tại, có 2 loại chứng quyền đảm bảo đó là:

  • Chứng quyền mua (kiếm lợi nhuận theo chiều tăng của chứng khoán cơ sở – Đang được thực hiện).
  • Chứng quyền bán (kiếm lợi nhuận cùng với chiều giảm của chứng khoán cơ sở – Vẫn chưa được tiến hành).

Sau khi được phát hành, chứng quyền sẽ được niêm yết và giao dịch như một loại cổ phiếu bình thường ở trên và sẽ được đảm bảo thanh khoản bởi người tạo lập thị trường là công ty phát hành.

Việt Nam chỉ áp dụng đối với chứng quyền mua chứ chưa cho phép giao dịch chứng quyền bán bởi Việt Nam chưa áp dụng lệnh bán khống.

Cách hoạt động của chứng quyền có đảm bảo

Về bản chất thì CW cung cấp cho bạn quyền hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu. Nếu bạn dự đoán rằng giá cổ phiếu tăng, thay vì bỏ tiền để mua và sở hữu toàn bộ cổ phiếu, CW cung cấp cho bạn quyền hưởng chênh lệch giá của cổ phiếu mà không phải bỏ ra số tiền quá lớn để sở hữu cả cố phiếu đó.

Bảng thông tin cơ bản của chứng quyền bạn nên biết

Bảng thông tin cơ bản của chứng quyền bạn nên biết

Tham khảo thêm:

Ví dụ về cổ phiếu CSBT2007 có tỷ lệ chuyển đổi 1.937:1

Như vậy chỉ sở hữu 1.937 CW tương đương với 9,410 VNĐ, bạn sẽ đạt được mức chênh lệch giá tương đương với sở hữu 1 cổ phiếu SBT có giá 23,800 VNĐ tương đương với mức đòn bẩy 2.5 lần.

Đương nhiên nếu sở hữu CW thay vì cổ phiếu, bạn sẽ hoàn toàn không được hưởng những quyền lợi của cổ đông như:

  • Nhận cổ tức
  • Tham dự Đại hội cổ đông
  • Quyền bỏ phiếu, …

Các loại chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền có đảm bảo CW được chia làm 2 loại chính: Chứng quyền mua và chứng quyền bán. Hai loại chứng quyền này được giao dịch phổ biến trên các sàn chứng khoán tại Việt Nam và quốc tế.

Chứng quyền bán (Put Warrant)

Chứng quyền bán có các đặc điểm chính sau:

  • Người nắm giữ chứng quyền bán sẽ được phép bán một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá đã được quy định rõ.
  • Khoản chênh lệch từ chứng quyền mua là khi giá chứng khoán cơ sở < giá thực hiện tại thời điểm đó.

Chứng quyền mua (Call Warrant)

Người nắm giữ chứng quyền mua sẽ được phép mua một lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá đã được quy định rõ. Khoản chênh lệch từ chứng quyền mua là khi giá chứng khoán cơ sở > giá thực hiện tại thời điểm đó.

Các trạng thái của chứng quyền mua

Điểm đặc biệt của chứng quyền mua chính là các trạng thái khác nhau để xác định khoản chênh lệch mà các nhà đầu tư có thể nhận được. Trạng thái của chứng quyền mua được xác định tại thời điểm đáo hạn và được xác định như sau:

Trạng thái lãi:

  • Đối với CW bán: Giá CKCS < Giá thực hiện
  • Đối với CW mua: Giá CKCS > Giá thực hiện
  • Nhà đầu tư sẽ được phần chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện tại thời điểm thực hiện

Trạng thái lỗ:

  • Đối với CW bán: Giá CKCS (Chứng khoán cơ sở) > Giá thực hiện
  • Đối với CW mua: Giá CKCS < Giá thực hiện
  • Nhà đầu tư sẽ không nhận được phần chênh lệch

Trạng thái hòa vốn:

  • Giá CKCS = Giá thực hiện
  • Nhà đầu tư sẽ không nhận được phần chênh lệch

Cách xác định chủ thể giao dịch và lãi, lỗ chứng quyền như thế nào?

Giá của mỗi mã chứng khoán sẽ được dùng để làm tham chiếu ảnh hưởng đến kết quả của nhà đầu tư khi chứng quyền đáo hạn. Cụ thể: 

  • NĐT lãi khi giá CKCS tại đáo hạn lớn hơn mức giá thực hiện + phí CW. Sàn giao dịch sẽ tiến hành thanh toán cho nhà đầu tư.
  • NĐT hòa khi giá CKCS tại thời điểm đáo hạn = giá thực hiện + phí chứng quyền. Sàn giao dịch sẽ thanh toán phần phí mua ban đầu cho chủ đầu tư.
  • NĐT lỗ một phần: Giá thực hiện < giá CW cơ sở tại đáo hạn < giá thực hiện + phí chứng quyền. Sàn giao dịch sẽ thanh toán cho nhà đầu tư số tiền còn lại.
  • NĐT lỗ toàn bộ khi CKCS đáo hạn < = giá thực hiện. Lúc này, nhà đầu tư sẽ không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào nữa.

Lưu ý: 

  • Lãi, lỗ của nhà đầu tư khi giao dịch chứng quyền trước ngày đáo hạn được tính như chứng quyền cơ sở.
  • Bạn cần theo dõi và giao dịch mua, bán chứng quyền theo đúng bảng giá của sàn giao dịch như CW cơ sở.

Topdanhgiasan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *