So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Bitcoin mất mốc 29.000 USD khi phố Wall lao dốc

Bitcoin mất mốc 29.000 USD khi phố Wall lao dốc

Bitcoin mất mốc 29.000 USD khi phố Wall lao dốc

Tham khảo thêm:

Bitcoin (BTC) đã hướng về một khu vực thanh lý “thú vị” vào ngày 18/5 khi thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa với một đợt giảm giá.

Bitcoin mất mốc 29.000 USD khi phố Wall lao dốc

Dữ liệu từ TradingView cho thấy giá Bitcoin đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 29.000 USD sau khi Phố Wall mở cửa.

Các thị trường Mỹ đã chứng kiến ​​sự đảo ngược nhanh chóng của mức tăng trước đó trong ngày, khi chỉ số S&P 500 giảm 2% và chỉ số Nasdaq 100 giảm 2,3% trong giờ đầu tiên giao dịch.

Tuy nhiên, bất ngờ lớn nhất đến từ cổ phiếu của hai gã khổng lồ bán lẻ Walmart và Target khi cả hai đều chứng kiến ​​mức giảm lớn nhất trong ngày kể từ những tuần trước khi thị trường sụp đổ vào “thứ Hai đen tối” năm 1987.

Tại thời điểm viết bài, cổ phiếu Walmart đã giảm hơn 15% trong năm ngày giao dịch, và Target giảm gần 25%. Đà lao dốc của 2 cổ phiếu này xuất hiện sau khi cả 2 công bố báo cáo cho thấy thu nhập xấu đi trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng bị siết chặt do lạm phát.

“Các đợt giảm của thị trường giá xuống có thể kéo dài vài tuần hoặc chỉ vài ngày. Tin xấu từ Walmart/Target cho thấy thị trường tiêu dùng Mỹ có thể không khỏe mạnh như bạn nghĩ. Đợt tăng kéo dài 3 ngày có thể đã kết thúc,” biên tập viên Fred Hickey của The High-Tech Strategist cho biết.

Với việc giá giảm xuống bên dưới ngưỡng 29.000 USD, đồng tiền số lớn nhất thế giới đã rơi về khu vực thanh lý đóng vai trò là giá đóng cửa của đợt giảm tuần trước, khi giá giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 24.000 USD.

“Đối với tôi, đây giống như một đột phá giảm rõ ràng. Hành động giá đã thay đổi nhưng ít nhất chúng ta nên chú ý tới các mức đáy,” nhà giao dịch kiêm nhà phân tích nổi tiếng Nebraskan Gooner nói trên Twitter.

“Nếu giá phá vỡ các mức đáy thì chúng ta có thể thấy Bitcoin tụt về ngưỡng 22.000 USD. Nếu các mức đáy được giữ vững thì giá có thể tăng trở lại trên 30.000 USD,” nhà phân tích Michaël van de Poppe lưu ý.

Trong khi đó, nhà giao dịch nổi tiếng Josh Rager hy vọng về một sự phục hồi ở mức chủ chốt để đưa Bitcoin lên cao hơn một lần nữa.

“Giá đã nhiều lần thực hiện các cú đột phá giả và sau đó đảo chiều,” Josh Rager nói, đồng thời cho biết sự sụt giảm độ biến động hiện tại có khả năng dẫn đến biến động giá. “Tôi rất muốn thấy Bitcoin thực hiện một cú đột phá giảm, có những đợt bán khống và rồi tăng lên. Không chắc điều này sẽ xảy ra, nhưng đó sẽ là một thiết lập tuyệt vời.”

Ông Rager sau đó đã xác nhận rằng giá Bitcoin đang di chuyển theo đúng kịch bản.

Altcoin có nguy cơ bị điều chỉnh tới 90%

Mức lỗ của các altcoin bắt đầu gia tăng khi Bitcoin từ bỏ mọi tín hiệu tăng giá ngắn hạn.

Trong số mười loại tiền kỹ thuật số hàng đầu theo vốn hóa thị trường, Cardano (ADA) và Solana (SOL) là những đồng tiền hoạt động kém nhất, với mức lỗ theo ngày gần 8%.

Ethereum đã mất ngưỡng hỗ trợ 2.000 USD và hướng về mức thấp nhất kể từ ngày 12/5/2021.

“Altcoin đã giảm giá rất nhiều. Nhưng các thị trường giá xuống trước đó báo hiệu chúng có thể giảm sâu hơn nữa,” nhà giao dịch kiêm nhà phân tích Rekt Capital cảnh báo. “Nếu Bitcoin xuyên thủng mức đáy phạm vi vĩ mô, điều đó sẽ xác nhận thị trường tiền kỹ thuật số sẽ còn giảm xuống, kích hoạt các altcoin điều chỉnh theo thị trường giá xuống tiêu chuẩn là âm hơn 90%.”

Bitcoin mất mốc 29.000 USD khi phố Wall lao dốc

Các stablecoin được hỗ trợ bằng tài sản được ưa chuộng, ngoại trừ USDT

USD Coin (USDC), Dai (DAI) và USDT là những đồng stablecoin được hỗ trợ bằng tài sản được giao dịch nhiều nhất. Dù cả 3 loại tiền này đều được hỗ trợ bằng dự trữ tiền pháp định và tiền kỹ thuật số, song USDC và USDT là hai đồng coin tập trung còn DAI là tiền số phi tập trung.

Tài sản dự trữ thế chấp của USDC được các tổ chức tài chính do Mỹ quản lý nắm giữ, còn dự trữ của USDT được nắm giữ bởi Tether Limited – do BitFinex kiểm soát. Ngược lại, DAI không sử dụng một thực thể tập trung mà sử dụng lãi suất vay trên thị trường sơ cấp để duy trì tỷ giá của mình so với đồng USD, được gọi là Cơ chế Phản hồi Tỷ lệ Mục tiêu (TRFM).

DAI được tạo ra khi người dùng vay dựa trên tài sản thế chấp bị khóa của họ, và đồng coin này bị phá hủy khi khoản vay được hoàn trả. Nếu giá của DAI dưới 1 USD, TRFM sẽ tăng tỷ lệ vay để giảm nguồn cung của DAI. Khi đó, sẽ có ít người muốn vay hơn, khiến cho giá DAI tăng trở lại mức 1 USD (điều ngược lại sẽ xảy ra khi giá DAI trên 1 USD).

Mặc dù cơ chế neo (peg) của DAI có vẻ được thực hiện theo thuật toán, nhưng việc thế chấp vượt mức ít nhất 150% khiến nó trở thành một đồng stablecoin được hỗ trợ bằng tài sản mạnh mẽ trong điều kiện thị trường biến động. Điều này có thể thấy được khi so sánh diễn biến giá của USDC, USDT và DAI trong tuần qua. Giá DAI cùng với USDC đã có sự tăng vọt rõ ràng vào ngày 12/5 khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào USDT và đổ xô đi hoán đổi.

Đồng USDT của Tether từ lâu đã gây tranh cãi mặc dù có thị phần lớn trong không gian stablecoin. Trước đây nó đã bị chính phủ Mỹ phạt vì khai báo sai loại tiền dự trữ của mình. Tether tuyên bố có tiền mặt hoặc tài sản tương đương tiền mặt để hỗ trợ USDT. Tuy nhiên, một phần lớn dự trữ hóa ra là thương phiếu – một dạng nợ ngắn hạn không có bảo đảm, rủi ro cao hơn và không phải là “tương đương tiền mặt” như chính phủ Mỹ quy định.

Sự thất bại gần đây của Terra và sự thiếu minh bạch về nguồn dự trữ của họ đã gây ra những lo ngại mới về đồng USDT. Giá đã phản ứng dữ dội và nhanh chóng giảm từ 1 USD xuống còn 0,95 USD. Mặc dù giá USDT đã phục hồi và quay trở lại gần mức 1 USD, nhưng những lo ngại vẫn còn đó.

Topdanhgiasan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *