Trong phiên giao dịch ngày 26/7 theo giờ châu Á, Bitcoin đã phá vỡ xuống dưới mô hình điều chỉnh trong ngắn hạn. Đồng tiền số lớn nhất thế giới hiện đang giao dịch bên trong vùng hỗ trợ ngang, cũng là ngưỡng Fib quan trọng.
Trên biểu đồ ngày, Bitcoin đã giao dịch bên dưới đường kháng cự giảm dần kể từ ngày 5/4. Giá đã nhiều lần bị từ chối tại đường này, lần gần đây nhất là vào ngày 7/6. Điều này đẩy Bitcoin xuống ngưỡng thấp là 17.622 USD vào ngày 18/6.
Bitcoin đã tăng lên kể từ đó và bứt phá lên trên đường này vào ngày 18/7. Giá đã kiểm lại đường kháng cự này một lần nữa và có khả năng xác nhận nó là hỗ trợ. Chỉ báo RSI trên khung thời gian hàng ngày gần như đã quay trở lại đường phân kỳ tăng (đường màu xanh lá cây). Để duy trì hiệu lực của sự bứt phá, RSI phải bật lên (biểu tượng màu xanh lá cây) từ đường này và tiếp tục nằm phía trên mức 50.
Nếu điều này xảy ra, vùng kháng cự tiếp theo có thể sẽ nằm quanh ngưỡng 29.370 USD, trùng với mức kháng cự Fib thoái lui 0,382.
Biểu đồ BTC/USDT trên khung thời gian hàng ngày. Nguồn: TradingView
Trên khung thời gian 2 giờ, Bitcoin đã phá vỡ xuống dưới kênh song song giảm dần được hình thành kể từ ngày 20/7. Giá hiện đang giao dịch bên trong vùng hỗ trợ 21.000 USD. Đây vừa là mức hỗ trợ ngang vừa là mức hỗ trợ Fib thoái lui 0,618.
Xem thêm
- Đánh giá chi tiết về sàn Amplixx
- Đánh giá sàn lừa đảo BullCFDs
- Cổ phiếu Tesla và Meta – Nhà đầu tư vẫn cần cân nhắc
Chỉ báo RSI trong khung 2 giờ đang ở vùng quá bán. Lần trước nó ở mức này là vào ngày 12/7 (biểu tượng màu xanh lá cây), trước một động thái tăng đáng kể.
Biểu đồ BTC/USDT trên khung thời gian 2 giờ. Nguồn: TradingView
Vốn hoá thị trường tiền số vẫn mong manh
Sau 35 ngày giảm xuống dưới ngưỡng quan trọng 1 nghìn tỷ USD, ngày 18/7, tổng vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số đã vượt qua mức này và hiện vẫn duy trì quanh ngưỡng 1,03 nghìn tỷ USD.
Tổng vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số (đơn vị: tỷ USD). Nguồn: TradingView
Sự ổn định này có được là nhờ hiệu suất không đổi của Bitcoin và Ether, cũng như vốn hóa của thị trường 150 tỷ USD của các stablecoin, bất chấp thực tế là 7 trong số 80 đồng tiền hàng đầu đã giảm từ 9% trở lên trong giai đoạn này.
Hiện tại, ngưỡng 1 nghìn tỷ USD đang đóng vai trò là hỗ trợ quan trọng, nhưng nó vẫn rất mong manh và có nguy cơ bị xuyên thủng bất cứ lúc nào, ít nhất là cho tới khi các nhà gioa dịch lấy lại niềm tin vào tiền kỹ thuật số.
Thị trường hiện đang chờ đợi quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày 26 và 27/7. Dự đoán, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục nâng lãi suất với mức tăng 75 điểm cơ bản.