Các thị trường tài chính toàn cầu hầu hết đều phản ứng với quyết định tăng lãi suất 75 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 15/6. Đây là mức tăng lớn nhất trong 28 năm qua, trong bối cảnh ngân hàng trung ương này đang nỗ lực kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức cao nhất trong hơn bốn thập kỷ.
Bitcoin tăng giá, nhưng giai đoạn tồi tệ nhất chưa qua trong năm 2022
Dữ liệu từ TradingView cho thấy Bitcoin nói riêng và thị trường tiền kỹ thuật số nói chung đã chịu nhiều áp lực vào đầu ngày 15/6, khi tin đồn về khả năng Three Arrows Capital (3AC) có thể sụp đổ lan truyền khắp hệ sinh thái tiền kỹ thuật số. Trước đó, những tin tức liên quan tới hoạt động của nền tảng cho vay Celsius cũng đã tác động tiêu cực tới thị trường này.
Tham khảo thêm:
- Bitcoin đang có giá “rẻ” khi tụt dưới ngưỡng 40.000 USD?
- Đánh giá sàn binance có phù hợp đầu tư Bitcoin cho trader Việt
- Chỉ báo on-chain cho thấy Bitcoin sắp chứng kiến sự kiện “đầu hàng”
- Nên đầu tư vào chứng khoán hay bitcoin
Sau thông báo từ Chủ tịch FED Jerome Powell rằng có thể sẽ có một đợt tăng 75 điểm cơ bản, giá Bitcoin đã bất ngờ tăng vọt lên mức 22.520 USD trước khi thoái lui trở lại ngưỡng 21.500 USD.
Hầu hết các altcoin trên thị trường cũng tăng giá, khi những dự đoán về khả năng lãi suất sẽ tăng 100 điểm cơ bản sau cuộc họp của FOMC ngày 15/6 đã không thành hiện thực.
Các thị trường truyền thống phản ứng tích cực với quyết định lãi suất này, với chỉ số S&P 500, chỉ số Dow Jones và chỉ số NASDAQ đều khép phiên giao dịch trong sắc xanh.
Tác động của quyết định lãi suất tới giá tiền kỹ thuật số
Ngay sau khi ông Powell công bố mức tăng 75 điểm cơ bản, các dự đoán về thời điểm FED bắt đầu cắt giảm lãi suất dần được đưa ra – với đa số ý kiến đồng thuận rằng việc này sẽ được thực hiện vào năm 2024.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc FED nâng lãi suất là do lạm phát tăng vọt. Theo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được công bố cuối tuần trước, lạm phát tháng 5 của Mỹ đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự đoán của các nhà phân tích.
Một số nhà phân tích cho rằng mức tăng lãi suất cao nhất trong 28 năm mà FED vừa đưa ra là một phần trong nỗ lực của ngân hàng trung ương để cố gắng vượt lên đà tăng của lạm phát, và thiết lập đủ không gian để có thể tạm dừng việc tăng lãi suất trong tương lai nếu tình trạng kinh tế tiếp tục xấu đi.
Nhìn chung, mức tăng lãi suất này có vẻ như đã được định giá vào thị trường tiền kỹ thuật số vì giá vẫn tương đối ổn định sau thông báo của FED. Hiện tại, thị trường đang bị tác động nhiều hơn bởi các thông tin liên quan cụ thể tới khong gian tiền kỹ thuật số.
Vốn hóa thị trường tiền kỹ thuật số hiện là 931 tỷ USD và tỷ lệ thống trị của Bitcoin là 44,5%.
Không ai bị đánh lừa bởi “đáy” Bitcoin
Dữ liệu từ TradingView cho thấy giá Bitcoin tăng cao hơn sau khi chạm mốc 20.079 USD trên sàn Bitstamp.
Sau khi hoạt động bán tháo ngừng lại, đồng tiền kỹ thuật số này đã theo sau chứng khoán Mỹ và tăng cao khi Phố Wall mở cửa ngày 15/6, đạt mức 21.700 USD. Chỉ số S&P 500 tăng 1,4% sau khi mở cửa, chỉ số Nasdaq Composite tăng 1,6%.
Tuy nhiên, trưởng chiến lược gia hàng hóa Mike McGlone của Bloomberg nhận định, trong số các tài sản đang hoạt động trong môi trường lạm phát, tiền kỹ thuật số là tài sản bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ông đã so sánh hiệu suất của Bitcoin và altcoin với giá cả hàng hóa đang tăng vọt, đặc biệt là dầu thô WTI. Lưu ý là các hợp đồng dầu tương lai hiện giao dịch ở mức cao gần gấp đôi giá trị đường trung bình dộng (MA) 200 tuần của chúng.
Bất chấp việc hành động giá bị đè nén, nhiều người không tin rằng Bitcoin có thể duy trì vùng đáy 20.000 USD lâu hơn nữa.
“Chúng tôi vẫn chưa thấy sự đầu hàng trong thị trường tiền kỹ thuật số,” nhà giao dịch nổi tiếng Crypto Tony nói trên Twitter. “Nó (sự đầu hàng) đã rất rồi, nhưng vẫn chưa thực sự xảy ra. Mỗi lần giá bật lên đều tràn đầy sự lạc quan, và nó không nên như vậy.”
Nhà phân tích Rekt Capital cũng đồng ý với quan điểm này, và nói rằng đợt bán tháo không đi kèm với khối lượng giao dịch phù hợp. “Bitcoin đang chứng kiến việc bán ra mạnh mẽ trên toàn thị trường,” ông nói. “Không còn nghi ngờ gì nữa, phe bán sắp kiệt sức. Hãy theo dõi các thanh khối lượng bán cao. Những thanh này có xu hướng báo hiệu giá chạm đáy sau khi bị bán ra liên tục, và báo trước một sự đảo chiều xu hướng theo thời gian.”
Đường MA 200 tuần của Bitcoin hiện nằm ở ngưỡng 22.400 USD. Nhà phân tích Rekt Capital cảnh báo rằng mức này hiện có thể tạo thành một vùng giá hấp dẫn trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.
Trong khi đó, dữ liệu từ công ty phân tích on-chain Glassnode đã cho thấy mức độ mạnh mẽ của đợt bán tháo hoảng loạn đang diễn ra trong ngắn hạn.
Theo đó, các khoản lỗ thực tế hàng tuần đã đạt 2,6% vốn hóa thực của Bitcoin – mức cao nhất từ trước đến nay.
Chỉ số lãi/lỗ ròng chưa thực hiện (NUPL) của Bitcoin (bao gồm các đồng coin chưa thực sự bán ra) cũng cho thấy một tỷ lệ đáng kể nguồn cung dài hạn (HODL) đang bị lỗ. Thực tế, con số này hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.
Theo thang đo đi kèm, chỉ số này đã chuyển sang màu đỏ sau khi giảm xuống dưới 0, nói cách khác là khu vực “đầu hàng” lịch sử.