

topdanhgiasan.com – Khi nói về việc phân tích kỹ thuật dùng Indicator thì chắc hẳn các bạn đều đã nghe qua đến các công cụ hổ trợ rất tốt trong quá trình giao dịch như là RSI, Stoch, MA hay đó là MACD … Ngoài ra, bạn có biết thêm về 1 công cụ hỗ trợ được rất nhiều cho các nhà giao dịch tin dùng đó là Bollinger Band hay không?
Vậy Bollinger Band là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bollinger Band là gì?
Bollinger Bands trên thị trường hiện nay được biết đến là một trong những công cụ dùng để phân tích kỹ thuật và được phát triển bởi ông John Bollinger vào những năm 1980. Công cụ này là một chỉ báo được cấu tạo gồm 3 dải băng.
Để xem xét về mức độ biến động giá cả cần dựa trên các công thức tính về SMA – đường trung bình giản đơn. Độ biến động được xem xét dựa trên độ lệch chuẩn và thay đổi khi có sự tăng hoặc giảm của độ biến động. Những dải tự động sẽ được mở rộng ra ngay khi biến động tăng và bị thu hẹp lại ngay khi biến động giảm.
Trên thị trường hiện nay, chỉ báo này được xem là hữu hiệu hơn so với những công cụ phân tích biến động giá khác như: các mô hình sóng, đường trung bình hội tụ và phân kỳ (moving average), stochastics,…
Ý nghĩa của Bollinger Bands đối với giao dịch
Nhiều trader luôn tin rằng. Khách hàng sẽ mua nếu như giá di chuyển đến phía dải trên của Bollinger và bán đi nếu giá di chuyển xuống dải dưới.
Bollinger Bands siết chặt
Khi khoảng cách giữa dải dưới và dải trên đường SMA thu hẹp, dải Bollinger band là gì sẽ siết chặt những biểu hiện của thị trường trong giai đoạn biến động thấp. Đó là dấu hiệu cho thấy giá cả sẽ thị trường sẽ phát triển theo đúng xu hướng biến động mạnh ở tương lai và xuất hiện những cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư.
Ngược lại khi dải di chuyển đang rộng ra thì biến động sẽ giảm. Nhưng đây không phải là tín hiệu Forex vì nó sẽ không hoàn toàn cho thấy giá cả sẽ biến động theo hướng giảm hay tăng.
Bollinger bứt phá
Khi giá vượt qua dải dưới hoặc dải trên sẽ thấy được sự biến động mạnh về thị trường. Tương tự giống như siết chặt, dải Bollinger bands là gì sẽ bứt phá và không cung cấp các manh mối về mức độ di chuyển giá và hướng đi trong tương lai. Sai lầm mà nhiều khách hàng mắc phải là thường hay đổ xô bán hoặc mua khi mức giá chạm hoặc vượt một số dải.
Một số hạn chế của Bollinger bands bạn nên biết
Tuy là một chỉ báo tốt và khả năng dự đoán chính xác xu hướng giá rất cao nhưng Bollinger bands vẫn có một số hạn chế nhất định.
Không dự đoán được xu hướng breakout của giá
Đây được xem là hạn chế lớn nhất của dải Bollinger trong phân tích thị trường. Nó đơn giản là chỉ báo cho biết rõ sự biến động của thị trường nhưng lại không xác định được chắc chắn xu hướng phá vỡ của giá. Do đó, các nhà đầu tư cần phải sử dụng kết hợp Bollinger Bands với các chỉ báo kỹ thuật khác nếu muốn dự đoán tín hiệu thị trường.
Không cho biết thời điểm quá mua và quá bán kết thúc
Tuy cho biết thị trường đang diễn ra quá mua hoặc quá bán nhưng không thể dự đoán được khi nào xu hướng này sẽ kết thúc. Đây là lý do mà các trader cần đặt dừng lỗ (stop loss) để bảo vệ tài khoản của mình trong trường hợp giá đi lệch dự đoán.
Thậm chí ngay cả khi dự đoán đúng, các bạn vẫn nên tạo cho mình thói quen luôn luôn đặt stop loss vì chắc chắn bạn không thể dự đoán chính xác 100% xu hướng giá trong tất cả trường hợp. Vẫn sẽ có những tin tức bất ngờ khiến thị trường đảo chiều mạnh tới mức bạn không thể hình dung được.
Không còn tin cậy và phù hợp trong một số trường hợp
Dải Bollinger luôn là một chỉ báo tốt chỉ khi thị trường biến động ít hay di chuyển nhẹ nhàng trong phạm vi nhất định. Khi thị trường có những dao động mạnh và nhanh, chỉ báo này sẽ không còn đúng nữa.
Công thức tính toán của dải Bollinger Bands
Tham khảo thêm:
- Mức hỗ trợ và kháng cự: phân tích điểm xoay Pivot
- Copy trade là gì? Bạn cần biết những gì về Copy trade
- 7 Tiêu chí lựa chọn một Trader khi thực hiện Copy trade
Cấu tạo của công cụ phân tích kỹ thuật này bao gồm 3 dải, vì vậy công thức tính sẽ được thực hiện như sau:
Đường giữa (Middle Band) = 20 – day SMA (hay còn gọi là day simple moving average)
Dải trên (Upper Band) = Middle Band + (20 – 2 x day standard deviation of price) = 20 – day SMA + (20 – 2 x day standard deviation of price)
Dải dưới (Lower Band) = Middle Band – (20 – 2 x day standard deviation of price) = 20 – day SMA – (20 – 2 x day standard deviation of price)
Qua công thức trên có thể thấy được chu kỳ 20 đã được ông Bollinger dùng để tối ưu hóa dải Bollinger. Sở dĩ SMA20 là bởi vì sẽ sử dụng để mô tả xu hướng trong trung hạn và tương đương với 2 tuần giao dịch.
Mối liên hệ giữa độ lệch chuẩn và chu kỳ là gì?
Ông John Bollinger đã mặc định sử dụng 2 thông số tiêu chuẩn để có thể thực hiện việc thiết lập là độ lệch chuẩn 2.0 và chu kỳ của 20 ngày. Đặc biệt không phải ngẫu nhiên mà sử dụng 2 thông số mặc định này. Chu kỳ tính toán Period và độ lệch chuẩn Standard Deviation là hai thông số có liên hệ mật thiết trong công cụ dùng để phân tích kỹ thuật này.
Tại Việt Nam, nhiều nhà giao dịch đã dùng 2 thông số này, việc thay đổi thông số chu kỳ tính toán Period và không thay đổi thông số độ lệch chuẩn Standard Deviation đã gây ra sự bất ổn về phương pháp sử dụng. Đây có thể là một trong những sai lầm cần được khắc phục.
Việc mặc định độ lệch chuẩn 2.0 và chu kỳ là 20 ngày đồng nghĩa với việc đã sử dụng khoảng 88 đến 89% điểm dữ liệu để thực hiện tính toán và đúng trong hầu hết tất cả các thị trường.
Đối với việc lựa chọn chu kỳ tính toán Period là 30 ngày thì số điểm dữ liệu có thể có thể sẽ lên đến 95%. Tuy nhiên khi thay đổi thông cố của chu kỳ tính toán Period thì phải đồng thời thay đổi thông số tính của độ lệch chuẩn.
KẾT LUẬN
Trên đây là các thông tin về dải Bollinger Bands mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các anh em trader để các bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm này và cách sử dụng nó thì mời các bạn hãy theo dõi ở những bài tiếp theo nhé!