So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Bù hoãn mua (contango) và Bù hoãn bán (backwardation) là gì?

Topdanhgiasan.com – Trong thị trường hàng hóa, sự khác biệt về giá của cùng một loại nguyên liệu thô giữa các thời hạn giao hàng khác nhau có thể sẽ hình thành những tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều có cùng ý nghĩa.

Tham khảo thêm:

Cấu trúc hợp đồng kỳ hạn, đường cong tương lai hoặc chênh lệch giá thời gian đều giống nhau và đều phản ánh mức chênh lệch giá của một loại hàng hóa nhất định theo thời gian.

Đối với một số mặt hàng, do có tính chất thay đổi theo mùa nên giá sẽ chạm đáy vào những thời điểm nhất định trong năm và đạt đỉnh ở những thời điểm khác. Chẳng hạn, khí đốt tự nhiên và dầu sưởi thường đạt đỉnh trong những tháng mùa đông, trong khi xăng, ngũ cốc, gỗ và thịt động vật có thể tăng lên mức đỉnh khi mùa xuân và mùa hè đến gần.

Trong khi đó, mức chênh lệch giá giữa các ngày chuyển giao hàng khác nhau có thể sẽ cung cấp thông tin có giá trị cho nhà đầu tư khi đánh giá các chỉ số cơ bản về tình trạng cung cầu đối với tất cả các mặt hàng. Trong trường hợp này, Bù hoãn mua (contango) và Bù hoãn bán (backwardation) là hai thuật ngữ quan trọng đối với các trader thường xuyên tham gia giao dịch trên thị trường hàng hóa.

Bù hoãn mua: dấu hiệu của một thị trường cân bằng hoặc dư thừa

Bù hoãn mua là khi giá tương lai của mặt hàng đang xét cao hơn giá giao ngay của mặt hàng đó trong ngắn hạn. Thị trường được xem là “chênh lệch dương” hoặc “bình thường” khi bù hoãn mua.

Bù hoãn mua: dấu hiệu của một thị trường cân bằng hoặc dư thừa

Đường cong kỳ hạn trên thị trường hợp đồng tương lai dầu thô NYMEX WTI giúp nêu bật tính bù hoãn mua của mặt hàng năng lượng. Trong ví dụ này, giá dầu thô giao vào tháng 06/2020 đứng ở mức 28,82 USD/thùng và ở mức 36,10 USD/thùng khi đến hạn giao một năm sau đó vào tháng 06/2021. Mức bù hoãn mua trên thị trường lúc này là 7,28 USD/thùng.

Bù hoãn mua là một dấu hiệu cho thấy tình trạng cung vượt cầu. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng cho thấy quan điểm của thị trường rằng mức giá hiện tại sẽ dẫn đến việc sản lượng và hàng dự trữ sẽ giảm và giá sẽ tăng cao hơn trong tương lai.

Bù hoãn bán: dấu hiệu thắt chặt

Bù hoãn bán là một hiện tượng mà khi đó giá giao hàng trong tương lai thấp hơn so với giá giao ngay hoặc trong ngắn hạn. Thị trường được xem là “chênh lệch âm” khi bù hoãn bán.

Bù hoãn bán: dấu hiệu thắt chặt

Cấu trúc hợp đồng kỳ hạn trên thị trường giao dịch tương lai của ca cao trên Sàn giao dịch Liên lục địa cho thấy rằng hạt ca cao giao tháng 05/2020 đứng ở mức 2305 USD/tấn so với mức giá 2265 USD cho kỳ hạn giao tháng 05/2021. Mức bù hoãn bán 40 USD/tấn là một dấu hiệu cho thấy thị trường đang có tình trạng khan hiếm trong ngắn hạn khi nhu cầu vượt quá nguồn cung sẵn có. Đồng thời, giá trả sau trong tương lai thấp hơn thì tức là rằng các nhà sản xuất ca cao sẽ tăng sản lượng để thu hẹp cách biệt giữa cung và cầu trong tương lai.

Quan sát đường cong tương lai

Có một cách tiếp cận cơ bản để phân tích giá cả hàng hóa, đó chính là tổng hợp dữ liệu về nguồn cung, cầu và hàng dự trữ. Cấu trúc hợp đồng kỳ hạn trên thị trường nguyên liệu có thể được dùng như một chỉ báo thời gian thực đối với các đặc điểm cung và cầu. Khi nguồn cung ngắn hạn tăng cao hơn cầu, đường cong có xu hướng di chuyển vào vùng bù hoãn mua. Khi nhu cầu tiêu thụ vượt xa nguồn cung thì sẽ xảy ra hiện tượng bù hoãn bán.

Khi theo dõi các nhịp chuyển động trong cấu trúc hợp đồng kỳ hạn, bạn sẽ có thể tìm ra manh mối giá trị khi xét đến những nhịp thay đổi cơ bản trên thị trường. Các sàn giao dịch thường công bố giá giao dịch cho tất cả các hợp đồng vào mỗi ngày làm việc. Nếu theo dõi những bước thay đổi theo thời gian như thế này thì bạn sẽ có thể phát hiện ra những thay đổi có tiềm năng ảnh hưởng đến giá.

Trong những thị trường bị co hẹp mới xuất hiện hoặc đang gia tăng tình trạng bù hoãn bán, mức giá ngắn hạn sẽ có xu hướng tăng lên. Trong thị trường bù hoãn mua, trạng thái cân bằng có thể là một dấu hiệu cho thấy rằng giá đang ổn định, trong khi nếu bù hoãn mua thường xuyên mở rộng thì đó là dấu hiệu cho thấy giá sẽ có xu hướng giảm.

Hình dạng của đường cong tương lai có thể chuyển động trong suốt ngày giao dịch. Nếu có bất kỳ sự thay đổi mạnh mẽ nào thì chúng đều có xu hướng báo hiệu rằng các yếu tố cơ bản của thị trường sắp thay đổi đột ngột. Ví dụ, đối với thị trường nông sản, nếu có một sự kiện thời tiết nào đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thì có thể gây ra tình trạng thắt chặt và chuyển sang bù hoãn bán. Khi tâm lý lo ngại về nguồn cung ngắn hạn nóng lên, đường cong thường sẽ co thắt lại.

Ngược lại, nếu thị trường có lực cầu mạnh đột biến, khiến mức dự trữ ngày càng tăng, qua đó nới lỏng cơ cấu kỳ hạn khi gia tăng tình trạng bù hoãn mua. Khi quan sát những điểm thay đổi trong đường cong kỳ hạn của thị trường và tìm ra lý do tại sao thì điều đó có thể giúp cho giới giao dịch và đầu tư có được lợi thế khi tìm con đường có ít lực kháng cự nhất về giá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *