So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Các Chức Năng Của Tiền Tệ Và Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ Là Gì?

Các chức năng của tiền tệ 1

Tìm hiểu các chức năng của tiền tệ

Tiền tệ được biết đến là đơn vị được pháp luật quy định và có chức năng hợp pháp cho nền kinh tế tại mỗi quốc gia, Vậy các chức năng của tiền tệ và quy luật lưu thông của tiền tệ là gì? Cùng Topdanhgiasan.com tìm hiểu cụ thể ngay sau đây. 

Tiền Tệ Là Gì?

Hiện nay có rất nhiều các khái niệm và quan điểm khác nhau liên quan đến tiền tệ là gì. Nhưng nhìn chung tiền tệ là phương tiện dùng để thanh toán, được sử dụng với mục đích trao đổi hàng hóa, dịch vụ của một khu vực, quốc gia hay một nền kinh tế nào đó. Mặt khác, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Thông thường, tiền tệ sẽ được phát hành bởi các cơ quan, tổ chức nhà nước như ngân hàng trung ương. Giá trị của tiền tệ sẽ phụ thuộc vào giá trị mà nó đại diện, tùy theo nền kinh tế và nhà phát hành.

Các chức năng của tiền tệ 2

Tiền tệ là gì?

Các Loại Tiền Tệ Hiện Nay

Trong lịch sử đã từng xuất hiện rất nhiều loại tiền tệ khác nhau, tuy nhiên trong thế kỷ XXI tiền tệ chỉ còn tồn tại và được công nhận ở các dạng sau:

  • Tiền giấy: Đây là loại tiền tồn tại ở dạng giấy được ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia phát hành riêng cho quốc gia đó, tiền giấy là loại tiền được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
  • Tiền xu: Loại tiền tồn tại ở dạng kim loại, có giá trị phụ thuộc vào vật liệu làm ra chúng.
  • Tiền ảo: Hay còn được gọi là tiền mã hóa tồn tại dưới dạng phi vật chất như Bitcoin, loại tiền này sẽ không được kiểm soát và phát hành bởi Nhà nước, nó được giao dịch và lưu trữ dưới dạng điện tử.
Các chức năng của tiền tệ 3

Các loại tiền tệ hiện nay

Các Chức Năng Của Tiền Tệ Là Gì?

Theo C.Mác thì tiền tệ có 5 chức năng chính là thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. Trong mỗi một chức năng của tiền tệ sẽ có những vai trò riêng. Cụ thể:

Thước Đo Giá Trị

Chức năng đầu tiên của tiền tệ là biểu thị sự đo lường giá trị của các hàng hóa. Để có thể đo lường được giá trị của loại hàng đó thì bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị như tiền vàng. Về cơ bản, để đo lường được giá trị của hàng hóa thì không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng là có thể đo lường được.

Nhìn chung, giá trị hàng hóa được đo lường bằng tiền tệ sẽ được gọi là giá cả. Hay chính xác hơn là giá cả chính là hình thức biểu thị bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả của hàng hóa sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền và mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa.

Tuy nhiên, vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên giá trị vẫn là yếu tố quyết định giá cả. Để các chức năng của tiền tệ là thước đo giá trị thì tiền tệ cũng sẽ phải quy định một đơn vị. Đơn vị này là một lượng nhất định của kim loại được dùng làm tiền tệ. Ở mỗi quốc gia, đơn vị tiền tệ sẽ có những tên gọi khác nhau.

Tìm hiểu thêm về chỉ số IRR là gì?

Các chức năng của tiền tệ 4

Chức năng của tiền tệ được dùng là thước đo giá trị

Phương Tiện Lưu Thông

Với chức năng là phương tiện lưu thông, tiền tệ sẽ làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Quá trình trao đổi hàng hóa này thì gọi là lưu thông hàng hóa, có công thức là H – T – H. Để thực hiện được chức năng này đòi hỏi phải có tiền mặt. 

Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hóa sẽ đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông, Số tiền này sẽ được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ. Quá trình hình thành tiền giấy, lúc ban đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc sẽ bị hao mòn và dần mất đi một phần giá trị của nó. Tuy nhiên nó vẫn được xã hội sử dụng và chấp nhận. 

Các chức năng của tiền tệ 5

Chức năng của tiền tệ làm phương tiện lưu thông

Phương Tiện Cất Trữ

Chức năng này có nghĩa là tiền sẽ được mang đi cất trữ và sẽ không còn được lưu thông nữa. Về cơ bản, bản chất của tiền tệ là phương tiện đại diện cho của cải của xã hội với hình thái giá trị. Do đó, cất trữ tiền là đang cất trữ của cải. Để làm được chức năng này thì tiền phải có đủ giá trị như vàng, bạc. Việc cất giữ sẽ giúp tiền duy trì được sự thích nghi với nhu cầu tiền tệ của thị trường. 

Các chức năng của tiền tệ 6

Chức năng của tiền tệ là phương tiện dùng để cất trữ

Phương Tiện Thanh Toán

Đây là chức năng có thể dễ thấy nhất đối với tiền tệ trong cuộc sống hàng ngày như được dùng để trở nợ, nộp thuế, trả tiền mua hàng…Khi thực hiện chức năng thanh toán, tiền tệ sẽ không còn là môi giới của lưu thông nữa mà sẽ trở thành một bộ phận bổ sung. Quá trình lưu thông của tiền tệ sẽ được diễn ra độc lập với sự vận hành của hàng hóa. Trong đó, tiền tệ phải có một sức mua ổn định mới có thể thực hiện được chức năng này.

Các chức năng của tiền tệ 7

Chức năng của tiền tệ được dùng làm phương tiện thanh toán

Tiền Tệ Thế Giới

Chức năng cuối của tiền tệ là tiền tệ thế giới. Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia thì chức năng này sẽ xuất hiện. Với chức này thì tiền phải có đủ giá trị để làm tiền tệ thế giới như vàng hoặc các đồng tiền được công nhận giá trị trên nhiều quốc gia, khu vực. Các đồng tiền đó như là đồng Đô la Mỹ, bảng Anh hay Euro. 

Các chức năng của tiền tệ 8

Tiền tệ thế giới

Quy Luật Lưu Thông Của Tiền Tệ

Trước khi đi vào tìm hiểu quy luật lưu thông của tiền tệ thì chúng ta phải hiểu thế nào là lưu thông tiền tệ đã cũng như quy luật lưu thông tiền tệ là gì.

Lưu Thông Tiền Tệ Là Gì?

Như đã đề cập đến khái niệm tiền tệ là gì ở trên thì lưu thông tiền tệ là việc lưu thông trên thị trường nhằm định giá các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa. Việc lưu thông của tiền tệ được thực hiện tự do theo nhu cầu của chủ thể tham gia trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, tiền tệ được phát hành bởi các quốc gia nên sẽ được quản lý và kiểm soát với những mục đích lưu thông cụ thể. Nếu như trước kia, các dòng tiền lưu thông được thực hiện thông qua tiền mặt, thì hiện nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật các dòng tiền mặt lưu thông không còn trở nên phổ biến.

Taper là gì ảnh hưởng của Taper đối với tài chính

Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ Là Gì?

Quy luật lưu thông tiền tệ được hiểu là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quá trình tiền tệ lưu thông trên thị trường. Nó phản ánh quy định lượng tiền cần thiết cho lưu thông sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Tính chất này sẽ được thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước. Đảm bảo cho những nhu cầu trong việc tìm kiếm lợi nhuận của mỗi cá nhân. Trong khi mang đến hiệu quả phát triển tích cực cho nền kinh tế, đặc biệt là làm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ lạm phát.

Các chức năng của tiền tệ 9

Quy luật lưu thông của tiền tệ là gì?

Nội Dung Cơ Bản Của Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ

Nhìn chung, quy luật của tiền tệ sẽ chỉ ra rằng số lượng tiền cần thiết để thực hiện chức năng lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả sản phẩm trong lưu thông và sẽ tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ trong thời kỳ đó. Trong đó, lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong thời kỳ đó sẽ chia cho tốc độ lưu thông của đồng tiền. Cụ thể:

  • Tốc độ lưu thông của đồng tiền là số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ, nó phản ánh cán cân cung cầu thực tế trên thị trường. Khi thấy tiềm năng qua giao dịch hay lợi nhuận qua đầu tư. Tiền tệ được tham gia vào việc luân chuyển thường xuyên với những chủ sở hữu khác nhau. Nó phản ánh những tính chất quay vòng hay làm nên giá trị mới cho nền kinh tế.
  • Tổng giá trị của mỗi loại sản phẩm bằng giá nhân với khối lượng đưa vào lưu thông của sản phẩm đó. Nó phản ánh những giá trị quy đổi ra tiền tệ của sản phẩm trong giai đoạn cụ thể. Tổng giá cả của sản phẩm lưu thông bằng tổng giá cả của tất cả các sản phẩm lưu thông. Khi đó, giá trị sẽ phản ánh nhu cầu được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

Tóm lại, quy luật lưu thông của tiền tệ sẽ được biểu diễn bằng công thức: MD = P*Q / V. Trong đó:

  • MD: Số lượng tiền cần thiết để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ
  • P: Mức giá cả một hàng hóa
  • Q: Tổng số lượng hàng hóa được sử dụng trong lưu thông
  • V: Trung bình số vòng lưu thông của tiền tệ

Vai Trò Nổi Bật Của Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ

Quy luật tiền tệ có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự quyết định sự phát triển của nền kinh tế, giúp nhà nước căn cứ để phát hiện cần thiết cho việc lưu thông. Song với đó, quy luật lưu thông tiền tệ còn có vai trò giúp hệ thống ngân hàng điều hòa tiền tệ và có thể khống chế được việc kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, cũng củng cố sức mua để đồng tiền có thể chuyển đổi, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế theo hướng bền vững.

Tìm hiểu thêm về chỉ số EPS là gì?

Vai trò nổi bật của quy luật lưu thông tiền tệ

Vai trò nổi bật của quy luật lưu thông tiền tệ

Sự Tác Động Của Lạm Phát Với Quy Luật Lưu Thông Tiền Tệ

Lạm phát (hay còn gọi là inflations) là tình trạng tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ trong thị trường, dẫn đến mất giá của đồng tiền và giảm sức mua của người tiêu dùng. Lạm phát có tác động lớn đến quy luật lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.

Quy luật lưu thông tiền tệ cho biết rằng trong một nền kinh tế, tiền tệ được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ, sau đó được trao đổi lại để thực hiện các giao dịch khác. Khi lạm phát xảy ra, sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ làm giảm giá trị của tiền tệ. Điều này làm cho người dân không muốn giữ tiền mà muốn nhanh chóng tiêu tiền để tránh mất giá trị của tiền.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, các doanh nghiệp tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Trong khi đó, các nhà sản xuất và nhà cung cấp cũng tăng giá cả để bù đắp chi phí sản xuất tăng lên do giá thành hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu và lao động tăng. Điều này dẫn đến một chu kỳ lạm phát không kiểm soát, khi giá cả tăng lên và người dân tiêu tiền nhanh chóng, tạo ra một sự tăng trưởng không tương xứng giữa cung và cầu, dẫn đến sự thừa tiền tệ trong nền kinh tế.

Sự thừa tiền tệ trong nền kinh tế dẫn đến sự giảm giá trị của tiền và làm cho đồng tiền trở nên vô giá trị, thường được gọi là hyperinflation. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính và kinh tế, khi người dân và doanh nghiệp không tin tưởng vào giá trị của đồng tiền và nền kinh tế đang trong trạng thái không ổn định.

Do đó, lạm phát có tác động tiêu cực đến quy luật lưu thông tiền tệ, làm giảm giá trị của tiền và gây ra sự thừa tiền tệ trong nền kinh tế. Điều này có thể dẫn đến sự suy thoái kinh tế và tăng đáng kể về giá cả hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp và tiêu dùng hàng ngày.

Hơn nữa, lạm phát cũng làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường, khiến cho nền kinh tế không thể phát triển bền vững. Vì vậy, để kiểm soát lạm phát, các chính phủ thường áp dụng các biện pháp kinh tế như kiểm soát tín dụng, tăng trưởng kinh tế bền vững, và quản lý chính sách tiền tệ để giảm sự thừa tiền tệ và kiểm soát giá cả.

Các chức năng của tiền tệ 10

Sự tác động của lạm phát với quy luật lưu thông tiền tệ

Kết Luận

Bài viết trên đây cũng đã cung cấp đến bạn các nội dung về các chức năng của tiền tệquy luật lưu thông của tiền tệ. Hy vọng rằng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn sẽ hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến tiền tệ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *