So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Cách tư duy hiệu quả của người giàu nhất thế giới

Elon Musk được mệnh danh là “Iron Man đời thực” của công nghệ và hiện là người giàu có nhất trên thế giới với khối tài sản trị giá 270,7 tỷ USD.

Cách tư duy hiệu quả của người giàu nhất thế giới

Cách tư duy hiệu quả của người giàu nhất thế giới

Khi mới 46 tuổi, Elon Musk đã sở hữu 3 công ty trị giá hàng tỷ USD ở các lĩnh vực khác nhau: Tesla (sản xuất ô tô điện), SpaceX (hàng không vũ trụ) và PayPal (dịch vụ tài chính). Đó là chưa kể đến Solar City (năng lượng), công ty mà ông góp phần xây dựng và mua lại với giá 2,6 tỷ USD.

Ngoài sở hữu khả năng cùng lúc làm nhiều việc, Elon Musk còn nổi tiếng với thói quen làm việc 120 giờ/tuần và gần đây đã giảm xuống còn 85 giờ, chỉ ngủ vài giờ vào mỗi đêm và chưa bao giờ có 1 tuần nghỉ ngơi kể từ năm 2001.

Tinh thần làm việc đóng vai trò quan trọng trong quá trình khai mở sáng tạo, tuy nhiên, vẫn có những người làm việc cật lực suốt cả đời mà không đạt được thành quả như mong muốn. Vậy đâu là gạch nối còn thiếu giữa trí sáng tạo và thành công? Đó chính là tư duy theo nguyên tắc đầu tiên (The First Principles).

Đây được đánh giá là một trong những tư duy hiệu quả nhất để giúp chia nhỏ những vấn đề phức tạp tưởng chừng như không thể giải quyết thành những vấn đề nhỏ hơn, đơn giản hơn, rồi từ đó tìm ra giải pháp. Nó cũng được xem là cách tiếp cận vấn đề tốt nhất giúp chúng ta phát triển tư duy. Điều cốt yếu là tư duy nguyên tắc đầu tiên sẽ giúp bạn tạo ra một thế giới quan riêng biệt để sáng tạo và giải quyết các vấn đề khó khăn theo cách mà không một ai khác có thể nghĩ tới.

Có rất nhiều nhà tư tưởng, nhà khoa học nổi tiếng có thiên hướng tư duy theo nguyên tắc đầu tiên, nhưng có lẽ không ai có thể áp dụng triết lý tư duy theo nguyên tắc đầu tiên hiệu quả hơn Elon Musk.

Dưới đây là các bước giúp chúng ta có thể áp dụng cách tư duy này vào trong cuộc sống.

1.  Xây dựng tư duy theo nguyên tắc đầu tiên

Tư duy theo nguyên tắc đầu tiên nhìn vấn đề theo phương pháp khoa học. Bạn phải phân tích vấn đề bằng cách nhìn vào gốc rễ của giả thuyết được đặt ra và xem nó có đúng hay không?

Vào năm 2002, Musk bắt đầu tìm hiểu cách đưa người lên sao Hoả và ngay lập tức đối mặt với những thử thách liên quan đến chi phí vận hành tên lửa. Chi phí mua 1 chiếc tên lửa là cực đắt, 65 triệu USD. Điều này kích thích Musk tìm hiểu liệu có phương án nào để giảm thiểu nó hay không.

Thay vì phải tốn hàng chục triệu đô mua tên lửa, Musk quyết định thành lập công ty tự mua nguyên liệu đầu vào, rồi chế tạo tên lửa cho riêng mình. SpaceX ra đời từ đó. Chỉ trong vài năm, SpaceX đã giảm chi phí phóng tên lửa xuống hơn 10 lần giá gốc và vẫn có lợi nhuận. Musk đã dùng tư duy theo nguyên tắc đầu tiên để phá vỡ rào cản tư duy theo lối mòn, và ra những phương án giải quyết hiệu quả hơn.

Nếu nhìn lại câu chuyện mua tên lửa, bạn sẽ thấy: Kết luận được đặt ra là: “sản xuất một chiếc tên lửa rất đắt tiền;” và giả thuyết để dẫn đến kết luận này là “nguyên liệu đầu vào rất đắt.”

Nếu bạn là người theo tư duy dựa trên những thứ đã có sẵn, bạn sẽ nghĩ “chắc là vậy thật, ai cũng bảo thế mà. Nếu rẻ thì ai cũng làm rồi.” Nhưng nếu bạn tư duy theo nguyên tắc đầu tiên, bạn sẽ lật lại giả thuyết là tự hỏi liệu giả thuyết này có thật sự đúng hay không? Và nếu không, sự thật nằm ở đâu?

Chúng ta đã từng nghĩ trái đất là phẳng cho đến khi Galileo Galilei chứng minh điều ngược lại. Chúng ta đã từng tin rằng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton luôn đúng trong mọi hoàn cảnh cho đến khi người ta phát hiện ra nó không đúng trong môi trường khắc nghiệt.

Tư duy theo nguyên tắc đầu tiên không là chưa đủ, chúng ta phải liên tục cải thiện tư duy qua thử nghiệm. Vì không có gì chắc chắn đúng, Elon Musk đã phải biến tấu mẫu thử hơn một nghìn lần, thử nghiệm và thất bại rất nhiều với cả Tesla và Space X đến khi tìm thức công thức hài lòng nhất.

Tương tự Elon Musk cũng đã dùng cách tiếp cận này để giải quyết vấn đề pin cho dòng xe điện của Tesla. Pin xe điện được cho là rất đắt và xe điện sẽ không chạy xa được. Giờ đây, pin của xe Tesla có thể giúp người chạy hơn 500km mới sạc 1 lần và theo Musk, pin không phải là nguyên liệu đắt nhất trên xe Tesla.

Xem thêm

2. Thử thách khi tư duy theo nguyên tắc đầu tiên

Tư duy theo nguyên tắc đầu tiên nghe có vẻ dễ hiểu, nhưng rất khó để thực hiện.

Vào thời La Mã, những người lính La Mã đã sử dụng những túi da để dựng thức ăn khi cưỡi ngựa đi xa. Cùng thời gian đó, người La Mã cũng đã chế tạo ra xe ngựa, xe bò có bánh xe để chở vật nặng. Tuy nhiên qua mấy nghìn năm cho tới tận thời hiện đại, chẳng ai có ý tưởng để kết hợp túi da và bánh xe cho tới tận giữa thế kỷ 20, y tưởng vali kéo mới ra đời và trở thành một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. 

Có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, thay đổi cuộc đời chỉ được phát minh gần đây, cụ thể là giữa thể kỷ 20 đến nay. Vì con người chúng ta luôn có thiên hướng suy nghĩ theo lối mòn và đi theo những điều đã có sẵn. Để loại bỏ điều đó, chúng ta phải xây dựng phương hướng suy nghĩ từ trong ra ngoài, từ gốc rễ ra đến ngọn.

Tư duy theo nguyên tắc đầu tiên là cách tốt nhất để bạn tập suy nghĩ và tư duy đúng. Nó không chỉ áp dụng cho việc sáng tạo mà là cơ sở quan trọng để xây dựng tư duy logic, và tư duy phản biện. Hãy luôn tập cho mình thái độ suy nghĩ thấu đáo, luôn đặt đâu hỏi để chắc chắn chúng ta hiểu rõ vấn đề. Đừng bao giờ mặc định những điều bạn nghe từ người khác là đúng. Biết đâu chính vì cách suy nghĩ theo nguyên tắc đầu tiên, bạn lại tìm ra được một ý tưởng sáng tạo làm giàu phi thường thì sao?

Top đánh giá sàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *