

Top đánh giá sàn – Ở bài trước chúng tôi đã giải thích về khái niệm xu hướng trong thị trường Forex là như thế nào. Và trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xác định xu hướng theo thị trường hiệu quả nhất.
Hãy cùng theo dõi ngay sau đây!
Các giai đoạn của một xu hướng hiện nay
Theo lý thuyết Dow, một xu hướng tăng hoặc giảm bao gồm 3 giai đoạn, từ lúc xu hướng bắt đầu hình thành, đến lúc xu hướng mạnh lên và cuối cùng là giai đoạn cao trào của xu hướng. Nghiên cứu các giai đoạn của một xu hướng là điều tất yếu trong việc nắm bắt xu hướng của thị trường vì nó sẽ giúp trader xác định thời điểm nào nên nhảy vào thị trường, thời điểm nào nên đứng yên.
3 giai đoạn của xu hướng tăng bao gồm: tích lũy, bùng nổ và quá độ. 3 giai đoạn của xu hướng giảm bao gồm: phân phối, giảm mạnh và tuyệt vọng.
Giai đoạn tích lũy
Đây là giai đoạn bắt đầu của một xu hướng tăng. Giai đoạn tích lũy cũng thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm trước đó. Lúc này, nhà đầu tư đã cảm thấy giá giảm đủ sâu, họ tin tưởng rằng giá không thể giảm được nữa và bắt đầu mua vào để tích lũy tài sản. Ban đầu, khối lượng giao dịch sẽ thấp do nhà đầu tư vẫn còn đang chần chừ, khi giá bắt đầu tăng lên các mức cao hơn, kích thích nhà đầu tư mua vào nhiều hơn, khối lượng giao dịch tăng lên, giá tăng lên. Trong giai đoạn tích lũy này, thị trường sẽ có những đợt điều chỉnh giảm nhưng vẫn đảm bảo điều kiện đáy mới cao hơn đáy cũ.
Giai đoạn bùng nổ
Khi thị trường phá vỡ giai đoạn tích lũy sẽ bước sang giai đoạn bùng nổ. Đây là lúc những ông lớn bắt đầu tung chiêu để đẩy giá lên thật cao. Sự chần chừ của những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác dường như bị dập tắt, họ đồng loạt mạnh dạn tham gia vào thị trường, khiến cho giá được đẩy lên cao hơn nữa. Đây là giai đoạn kéo dài nhất trong tổng thời gian tồn tại của một xu hướng tăng và cũng là giai đoạn có đà tăng vững chắc nhất. Các trader thường nắm giữ vị thế dài hạn để tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn này.
Giai đoạn cao trào quá độ
Đây là giai đoạn cuối cùng của xu hướng tăng, khi mà giá đã tăng lên quá mức sau một đợt bùng nổ kéo dài. Trong giai đoạn quá độ, một số bán ra để chốt lời nhưng vẫn có số khác tiếp tục nhảy vào thị trường mà không hề hay biết rằng mình đang mua ở đỉnh, nhưng lúc này sức mua đã giảm đi, báo hiệu xu hướng tăng sắp kết thúc.
Sau khi giai đoạn quá độ kết thúc, thị trường sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn phân phối, sau đó giảm mạnh và tuyệt vọng (3 giai đoạn của một xu hướng giảm). Các bạn hoàn toàn có thể phân tích được diễn biến của 3 giai đoạn này.
Tất cả nhà đầu tư đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc xác định phương hướng thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đưa ra dự đoán chính xác. Mọi phán đoán đầu tư nhìn chung chỉ mang tính tương đối.
Tuy vậy nếu biết nắm chắc cấu trúc xu hướng, cuối hợp với các công cụ chỉ là kỹ thuật, trader vẫn phần nào nắm bắt được xu hướng giá trong tương lai.
Cách xác định xu hướng hiệu quả theo cấu trúc thị trường
Xác định xu hướng thị trường dựa vào đặc điểm cấu trúc xu hướng
Trong phần này, Beat Đầu Tư phân tích chi tiết một xu hướng dựa theo hình minh họa sau đây. Cụ thể ở hiện tại, giá được cho là đang nằm ở điểm F. Chúng ta sẽ đưa ra 2 bước cơ bản để phân tích một xu hướng.
Bước 1: Phân tích giá trong quá khứ
Trước khi giá thiết lập ở đỉnh A và đáy B, dễ thấy rằng thị trường đang bị chi phối bởi đà giảm giá. Lúc này, cấu trúc xu hướng Downtrend đã tương đối rõ nét, giá đồng loạt tạo đỉnh và đáy thấp hơn.
- Tại vị trí đỉnh A: Giá dường như vẫn bị đà giảm giá chi phối. Bởi đỉnh A có thể vượt đỉnh giá gần nhất trước đó.
- Tại vị trí đáy B: Giá ở đáy B đã cao hơn mức gần nhất trước đó tuy nhiên mức độ chênh lệch không lớn lắm. Đây là tín hiệu cho biết bên bán đã bắt đầu đuối sức. Thế nhưng, bên bán vẫn đủ lực để duy trì xu hướng.
- Tại vị trí đỉnh C: Giá đã thiết lập một định mới vượt qua đỉnh A. Khi đó, cấu trúc của xu hướng downtrend đã bị phá vỡ.
- Tại vị trí đáy D: Ngay sau khi thiết lập đỉnh C, giá lại bắt đầu giảm hình thành đáy D. Mức giá ở đáy D không thấp bằng đáy B. Kết hợp với việc định C vẫn cao hơn đỉnh A, diễn biến trong giai đoạn từ đỉnh A đến đáy D vẫn phù hợp với đặc điểm cuộc cấu trúc xu hướng tăng giá. Mọi người có thể xem đây là giai đoạn tích lũy một xu hướng Uptrend.
- Tại vị trí đỉnh E: Ngay sau khi thiết lập giá ở đáy D, giá lại bật tăng và tạo đỉnh E. Tuy nhiên mức giá ở đỉnh E vẫn bằng đỉnh C đã thiết lập trước đó. Mọi người không nên xem đây là điều quá bất thường. Bởi trong giai đoạn tích lũy của một xu hướng uptrend, giá có thể diễn biến sang ngang tạo thành một xu hướng Sideway chấm dứt downtrend. Xu hướng đi ngang này đã bị giới hạn bởi đường kháng cự đi qua đỉnh C, E và đường hỗ trợ chạy qua đáy B.
Bước 2: Dự đoán các tình huống có thể xảy ra
Khi đã xác định được cấu trúc xu hướng, bạn hãy tiếp tục tự đoán các kịch bản tình huống có thể xảy ra. Tại đây chúng ta vẫn lấy điểm F đại diện cho mức giá hiện tại. Theo dự đoán sẽ có 3 kịch bản có khả năng xảy ra.
Kịch bản thứ nhất: Giá sẽ vượt qua mức kháng cự CG. Thị trường khi đó sẽ chuyển hoàn toàn sang xu hướng tăng khởi đầu cho giai đoạn bùng nổ. Trong bối cảnh này, trader nên đặt lệch mua là lý tưởng nhất bởi giá thể tiếp tục tăng.
Kịch bản thứ 2: Giá tụt xuống dưới mức hỗ trợ BH và tiếp tục đi xuống. Nếu kịch bản này xảy ra, bạn chưa nên vội vàng cho rằng thị trường đã bước vào xu hướng giảm giá. Thay vào đó, hãy đứng ngoài quan sát và tìm kiếm thêm tín hiệu cụ thể hơn. Khi nhận thấy giá đã vượt khỏi cùng hỗ trợ điều chỉnh tăng sau đó tiếp tục giảm, xu hướng downtrend mới chính thức được xác lập. Lúc này, bạn nên đặt lệnh bán ra để bảo toàn lợi nhuận.
Kịch bản thứ 3: Giá chỉ dao động khu vực hỗ trợ và kháng cự. Lúc này, thị trường vẫn đang trong thời kỳ tích lũy của xu hướng uptrend. Trader nên chờ đợi thêm tín hiệu đảo chiều sau đó đặt mua. Nếu thị trường vẫn tiếp tục xu hướng đi ngang, trader hãy lựa chọn giao dịch tại khu vực kháng cự hoặc hỗ trợ của xu hướng.
Tương ứng với mỗi kịch bản có thể xảy ra, bạn nên kết hợp thêm với dù không cụ chỉ bảo. Có như vậy kết quả dự đoán mới thực sự chính xác.
Xác định xu hướng tự vào các công cụ chỉ báo kỹ thuật
Hệ thống không cũng chỉ vào kỹ thuật như đường trendline, đường trung bình động, chỉ báo ADX,.. Cực kỳ cần thiết trong quá trình phân tích xu hướng thị trường.
Đường trendline kết hợp kênh giá
Trendline là một trong những chỉ bảo kỹ thuật phổ biến nhất sử dụng để xác định xu hướng giá cả thị trường. Theo đó, đường trendline được đi qua các đáy. Còn đường trendline giảm lại lần lượt đi qua từng đỉnh. Xu hướng được coi là bị phá vỡ khi giá không còn nằm trong đường trendline.
Thông qua việc phác thảo hệ thống đường thẳng song song đồng thời đi qua đỉnh và đáy có nghĩa bạn đã tối được một kênh giá (price channel). Dựa vào kênh giá, bạn có thể xác định phạm vi dao động của giá trong một xu hướng uptrend hoặc downtrend. Thị trường sẽ xuất hiện một xu hướng mới khi giá đi thuyền khỏi phạm vi của kênh giá.
Theo như hình minh trên đây, khi kênh giá chính thức bị phá vỡ, một xu hướng downtrend lập tức xuất hiện.
Đường bình động MA
Bên cạnh đường trendline, đường trung bình động MA cũng là công cụ hỗ trợ dự đoán xu hướng thị trường cực kỳ đắc lực. Nếu sử dụng công cụ này, bạn không nhất thiết phải theo dõi hướng di chuyển lên xuống của giá một cách máy móc. Thay vào đó bạn chỉ cần quan sát đường MA, xu hướng khi đó sẽ được thể hiện rõ nét hơn.
Thông qua việc theo dõi vị trí giá so với đường trung bình động MA, trader sẽ phần nào xác định được xu hướng đang chi phối thị trường thời điểm hiện tại. Chiến lược giao dịch lý tưởng nhất lúc này là đi theo xu hướng.
Ngoài ra đường trung bình động MA cũng đảm nhiệm vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự trong một xu hướng. Dựa vào đó, trader có thể lựa chọn giao dịch thuận theo xu hướng hoặc chờ đợi một điểm đảo chiều rồi mới bắt đầu giao dịch.
Chỉ báo ADX
Chỉ báo ADX là công cụ hữu ích cho phép đo lường độ mạnh yếu của một xu hướng. Chỉ báo giao động ADX gồm 2 bộ phận cơ bản. Bao gồm đường ADX dịch chuyển quanh khu vực từ không đến 100 giúp xác định độ mạnh yếu của xu hướng. Thành phần còn lại là đường +/-DI giữ nhiệm vụ xác định xu hướng.
Cách xác định xu hướng bền vững và không bền vững
Không phải xu hướng nào cũng mang tính bền vững. Một vài xu hướng chỉ xuất hiện chớp mắt sau đó lại phải nhường chỗ cho xu hướng khác. Xác định tính bền vững và bền vững buổi một xu hướng rất thân thiết để bạn xây dựng chiến lược giao dịch đạt hiệu quả cao nhất.
Tham khảo thêm:
- Xu hướng là gì? Phân loại xu hướng của thị trường Forex
- Cách giao dịch với mô hình nến Marubozu
- Nến Marubozu là gì? Các mô hình nến Marubozu thường gặp
Chẳng hạn như trong biểu đồ A, bạn sẽ thấy rằng mức giá hình như tăng liên tục thiết lập lên nhiều đỉnh giá mới. Người ta sẽ xem đây là xu hướng mạnh tuy nhiên không mang tính bền vững.
Còn với biểu đồ B, giá không tăng liên tục nhưng mỗi khi giảm xuống thì ngay sau đó lại phục hồi nhanh. Mặc dù quá trình tăng giá bị ngắt quãng nhưng xu hướng tăng này lại có tính bền vững.
KẾT LUẬN
Hy vọng với những chia sẻ về cách xác định xu hướng theo cấu trúc thị trường đã giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Chúc các bạn sẽ thành công!