

Top đánh giá sàn – Thị trường đầu tư hiện nay là một nơi đang thường xuyên xảy ra nhiều biến động. Những người khi tham gia vào thị trường này sẽ phải nắm rõ và biết được cách sử dụng chỉ báo một cách hiệu quả để đưa ra được các quyết định chính xác nhất. Trong đó, chỉ báo hiện đang được các nhà đầu tư quan tâm nhất đó chính là Chỉ báo Parabolic SAR trong Forex.
Vậy Chỉ báo Parabolic SAR trong Forex là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Chỉ báo Parabolic SAR trong Forex là gì?
Parabolic SAR có tên gọi đầy đủ là Parabolic Stop And Reverse, trong đó: Parabolic là “hình parabol”, Stop And Reverse là “Dừng lại và Đảo chiều”. Ngay trong tên gọi của nó cũng đã thể hiện được cả về hình dáng lẫn chức năng của chỉ báo này. Theo đó, Parabolic SAR là một chỉ báo có hình dáng đường parabol, với chức năng xác định thời điểm kết thúc xu hướng và đảo chiều sang một xu hướng mới.
Parabolic SAR được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr, cũng là người đã phát minh ra hàng loạt các chỉ báo phân tích kỹ thuật nổi tiếng khác như RSI, ATR hay ADX. Ông đã giới thiệu Parabolic SAR lần đầu tiên vào năm 1978, trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”.
Chỉ báo Parabolic SAR được sử dụng để xác định xu hướng hiện tại của thị trường, các điểm vào lệnh tiềm năng và thời điểm thoát lệnh hợp lý. Với cả 3 chức năng này, Parabolic SAR có thể được xem là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chỉ có chức năng xác định thời điểm kết thúc xu hướng của chỉ báo này là hoạt động một cách hiệu quả và tốt nhất nên các trader vẫn sử dụng kết hợp Parabolic SAR với những công cụ khác chứ hiếm khi sử dụng nó độc lập, để xác suất giao dịch thành công cao hơn.
Chỉ báo Parabolic SAR được viết tắt là PSAR.
Chức năng của chỉ báo Parabolic SAR
Như đã được tìm hiểu về Parabolic SAR là gì thì đây là một chỉ báo giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường. Và để làm được điều này thì Parabolic phải có những chức năng nhất định, bao gồm 3 chức năng chính như sau:
Xác định xu hướng
Vì là một chỉ báo xác định xu hướng nên chắc chắn PSAR sẽ phải có chức năng này rồi. Dưới đây sẽ là một vài dấu hiệu để giúp bạn nắm bắt được thay đổi của thị trường một cách dễ dàng hơn:
- Chỉ báo PSAR nằm dưới đường giá thì đây là dấu hiệu cho thấy thị trường đang ở trong một xu hướng tăng.
- Chỉ báo PSAR nằm trên đường giá thì đây lại là dấu hiệu cho thấy thị trường đang ở trong một xu hướng giảm.
- Chỉ báo PSAR càng nằm xa đường giá thì lực của xu hướng càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Xác định điểm vào lệnh
Trên thực tế hiện nay, mỗi chiến lược giao dịch đều có cách sử dụng PSAR để vào lệnh khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư đều vào lệnh PSAR theo nguyên tắc sau:
- Nhà đầu tư nên vào lệnh BUY khi chỉ báo PSAR di chuyển từ phía trên đường giá theo hướng xuống dưới.
- Nhà đầu tư nên vào lệnh SELL khi chỉ báo PSAR di chuyển từ phía dưới đường giá theo hướng lên trên.
Xác định điểm thoát lệnh
Ngoài chức năng xác định điểm vào lệnh thì Parabolic SAR còn có thể xác định điểm thoát lệnh cho các nhà đầu tư như sau:
- Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ lệnh BUY thì hãy thoát lệnh khi PSAR bắt đầu di chuyển lên đường giá (Chấm bi ở phần bên dưới giá nhưng lúc sau lại nhảy lên trên).
- Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ lệnh SELL thì hãy thoát lệnh khi PSAR di chuyển ngược xuống dưới đường giá (Chấm bi từ phía trên giá nhưng lúc sau lại nhảy xuống dưới).
Công thức tính cho chỉ báo PSAR như thế nào?
Tham khảo thêm:
- Lệnh chờ Buy Limit là gì? Tại sao phải sử dụng Buy Limit?
- Làm thế nào để giao dịch hiệu quả với lệnh Buy limit?
Như đã được tìm hiểu ở phần Parabolic SAR là gì thì chỉ báo này được biểu diễn bằng dưới dạng chấm bi hoặc chấm điểm. Các dấu chấm này sẽ nối đuôi nhau tạo ra một đường cong parabol. Trong đó, mỗi chấm sẽ đại diện 1 giá trị của chỉ báo tại một phiên giao dịch và những dấu chấm đó có thể nằm trên hoặc nằm dưới của cây nến.
Và để tính được giá trị của chỉ báo Parabolic SAR thì các bạn sẽ phải sử dụng công thức sau:
PSAR (n) = PSAR (n-1) + AF * [ EP – PSAR (n) ]
Trong đó, các ký hiệu mà bạn cần biết đó là:
PSAR: Là từ viết tắt của Parabolic SAR.
PSAR (n): Giá trị của chỉ báo tính đến thời điểm hiện tại của phiên dịch.
PSAR (n-1): Giá trị của chỉ báo của phiên dịch ở thời điểm trước đó.
AF: Là từ viết tắt của Acceleration Factor hay có tên gọi trong Tiếng Việt là hệ số gia tốc. Chỉ báo PSAR có chỉ số gia tốc mặc định là 0.02 và điều này cũng đồng nghĩa với việc là hệ số sẽ bắt đầu từ 0.02 sau đó tăng/giảm 0.02 trong xu hướng tăng/giảm. AF cũng có giá trị tối đa là 0.2 nhưng tùy vào khung thời gian mà bạn lựa chọn thì có thể điều chỉnh AF của mình được. Nhưng lưu ý không.
KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin về Chỉ báo Parabolic SAR trong Forex và cách tính chỉ báo này. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi đã giúp cho các anh em có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!