

Top đánh giá sàn – Ở bài trước chúng tôi đã chia sẻ rất rõ về nội dung và những thông tin cơ bản của chỉ báo Keltner Channel. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách giao dịch với chỉ báo Keltner Channel hiệu quả.
Hãy cùng theo dõi ngay sau đây!
Ứng dụng của chỉ báo Keltner Channel
Chỉ ra xu hướng giá
Độ dốc của kênh Keltner sẽ chỉ ra được xu hướng giá trên thị trường:
- Nếu kênh đang dốc lên thì xu hướng ngắn hạn hiện tại là uptrend.
- Nếu kênh đang dốc xuống thì xu hướng ngắn hạn hiện tại là downtrend.
Dùng làm kháng cự (resistance) và hỗ trợ (support)
Bên cạnh thể hiện xu hướng giá thì chỉ báo Keltner còn là công cụ đắc lực trong việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Cụ thể:
- Đường trên đóng vai trò như kháng cự vì khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng, giá thường bật xuống khi chạm đường trên.
- Tương tự, đường dưới đóng vai trong như hỗ trợ vì giá sẽ bật lên khi chạm đường dưới nếu thị trường vẫn chưa xác định xu hướng rõ ràng.
Tuy nhiên, khi xuất hiện uptrend, biểu đồ có thể liên tục chạm đường trên. Ngược lại, khi downtrend được hình thành thì giá liên tục chạm đường dưới.
Keltner Channel nói gì với các nhà giao dịch?
Mô hình kênh giá Keltner cho các nhà giao dịch biết khi nào một xu hướng có khả năng đảo ngược hoặc tăng tốc. Như biểu đồ bên dưới cho thấy, sự đảo ngược xu hướng được gắn nhãn khi giá của tài sản vượt qua và đóng cửa trên dải trên của kênh Keltner.
Các nhà giao dịch có thể sử dụng các khu vực mà tại đó giá của tài sản đã đóng cửa trên hoặc dưới hai dải của kênh Keltner làm các khu vực hỗ trợ hoặc kháng cự có thể có. Những khu vực này có thể giúp xác định xem giá của một tài sản sẽ tiếp tục đi trên con đường hiện tại của nó hay đảo ngược với xu hướng phổ biến.
Bạn nên sử dụng kênh Keltner cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), các đường trung bình động khác hoặc dải Bollinger. Điều này nhằm đảm bảo rằng sự đảo ngược hoặc tiếp tục của xu hướng được xác nhận trước khi bạn mở hoặc đóng bất kỳ vị trí nào dựa trên những phát hiện từ chỉ báo kênh Keltner.
Chiến lược giao dịch với chỉ báo Keltner Channel
Giao dịch dựa vào hỗ trợ hoặc kháng cự
Trong thị trường, giá chỉ có thể di chuyển theo 3 xu hướng là downtrend, uptrend hoặc sideway. Trong đó thì sideway được xem là “sát thủ” đối với những trader mới.
Bạn vào lệnh long, giá đang tăng lên nhưng chưa đến điểm chốt lời (hay chưa chạm TP) thì lại “quay xe” và giảm xuống. Điều này khiến không ít newbie hoảng loạn cắt lệnh rồi lại cuống cuồng chuyển sang short. Điều này cũng xảy ra tương tự khi các trader mới short, giá giảm rồi tăng ngược trở lại.
Chính vì thế mà chỉ báo Keltner sẽ giúp các newbie vượt qua được tâm lý trên. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp chung với chỉ báo RSI. Cách thức vào lệnh như sau:
- Đầu tiên, cần phải đảm bảo rằng Keltner Channel đang đi ngang (tức thị trường đang sideway). Bạn không nên giao dịch theo cách này khi đường kênh giá đang dốc lên hoặc dốc xuống.
- Khi chỉ báo RSI chạm vùng quá bán và giá gần chạm vào đường dưới của Keltner Channel, bạn có thể vào lệnh long. Điểm chốt lỗ (stop loss) được đặt ở phía dưới đường kênh dưới, còn điểm chốt lời (take profit) là khi RSI tăng lên trên vùng quá mua.
- Ngược lại, bạn vào lệnh short khi giá gần chạm đường trên của Keltner Channel và chỉ báo RSI tăng trên vùng quá mua. Điểm chốt lời là khi RSI giảm về vùng quá bán, điểm chốt được đặt trên đường kênh trên.
Giao dịch khi giá breakout (phá vỡ)
Giao dịch breakout là việc chúng ta sẽ đón đầu một xu hướng mới ngay khi nó được hình thành. Tuy nhiên, thị trường luôn có một số cái bẫy, được gọi là false-break (đột phá giả) để dẫn dụ các trader vào lệnh.
Do đó, bạn nên cần thêm ít nhất một chỉ báo xu hướng nữa để hỗ trợ khi giao dịch với phương pháp này. Và chỉ báo ADX sẽ là một lựa chọn hiệu quả. Một số cách đặt lệnh như:
- Đầu tiên, vẫn cần đảm bảo ban đầu Keltner Channel đang đi ngang, thị trường chưa có xu hướng rõ ràng.
- Khi có breakout xảy ra, chỉ số ADX phải trên 20
- Đặt lệnh long khi đóng nến ở phía trên đường kênh trên của chỉ báo Keltner. Ngược lại, vào lệnh short khi nến đóng cửa ở dưới đường kênh dưới của Keltner Channel.
- Điểm chốt lỗ có thể đặt ở dưới đáy nến gần nhất. Trong khi đó, điểm chốt lời là khi giá quay lại và chạm đường giữa của chỉ báo Keltner
Giao dịch Pullback
Giao dịch theo Pullback là phương pháp giao dịch theo một xu hướng dài hạn. Trong đó, bạn cần chờ đợi và quan sát những “con sóng” đi ngược chiều để tìm điểm vào lệnh.
Ví dụ khi thị trường đang uptrend, bạn có thể tìm được điểm vào lệnh long khi giá giảm về đường giữa của Keltner Channel.
Ngược lại, lúc thị trường đang vào đà downtrend, điểm vào lệnh short sẽ là khi giá tăng ngược lên đường giữa của chỉ báo Keltner.
Tham khảo thêm:
- Keltner Channel (KC) là gì? Sự khác nhau giữa Keltner Channel và Bollinger Bands
- Chiến lược Carry trade trong Forex có liên quan đến Swap
Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối không được long khi giá chạm vào đường trên của Keltner Channel trong uptrend. Tương tự, đừng short khi giá chạm đường dưới khi thị trường đang downtrend. Hãy chờ đợi và quan sát để thấy được tín hiệu tốt nhất, nhớ rằng chỉ có kiên nhẫn mới chiến thắng được thị trường!
KẾT LUẬN
Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã giúp cho các anh em trader có thêm kinh nghiệm khi giao dịch với chỉ báo Keltner Channel.