

Giao dịch ngày 10/2 trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt quay đầu giảm 0,27%, xuống mốc 103,19. Đà tăng của đồng USD chững lại trong bối cảnh các nhà đầu tư do dự việc có nên tiếp tục bán khống đồng bạc xanh hay không, trước khi báo cáo CPI của Mỹ được công bố vào tuần tới.

Biểu đồ hàng ngày DXY
Trong phiên giao dịch này, đồng Euro tăng 0,2%, đạt mức 1,0733 USD, trong khi đồng bảng Anh tăng 0,3% so với đồng bạc xanh, đạt mức 1,2114 USD. Đồng USD tăng 0,1% so với đồng yen Nhật Bản, đạt mức 131,575 yen.
Nhà đầu tư tiếp tục tìm manh mối động thái chính sách của Fed
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng sau khi phiên đấu giá trái phiếu kỳ hạn 30 năm diễn ra ảm đạm. Bộ Tài chính Mỹ nhận thấy nhu cầu yếu đối với đợt bán trị giá 21 tỷ USD, đây là đợt bán trái phiếu cuối cùng nằm trong đợt đấu giá trái phiếu trị giá 96 tỷ USD của Mỹ trong tuần này.
Dữ liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ sau khi đã điều chỉnh theo mùa tăng 13.000, lên mức 196.000 đơn vào tuần trước, trên mức dự báo là 190.000 đơn. Dữ liệu tạm thời khiến đồng bạc xanh suy yếu, đồng thời giảm bớt những lo ngại về lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau khi báo cáo việc làm tháng 1/2023 làm rung chuyển thị trường vào tuần trước.
Nhà đầu tư gần đây đã theo dõi những nhận định của Fed khi họ tìm kiếm manh mối về các động thái chính sách trong tương lai sau đợt nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm hồi tuần trước. Ngày 7/2, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết lạm phát đang hạ nhiệt nhưng vẫn còn chặng đường dài ở phía trước.
Xem thêm: Đồng USD tiếp đà tăng mạnh

Đà tăng của đồng USD chững lại
CEO Amo Sahota của Công ty tư vấn ngoại hối Klarity FX tại San Francisco nhận định: “Chủ tịch Fed Powell đã có cơ hội tuyên bố quan điểm diều hâu của mình trong phiên hỏi đáp trước Câu lạc bộ Kinh tế Washington vào hôm 7/2. Tuy nhiên, ông ấy đã không làm điều đó”.
Trong khi đó, ông Thomas Barkin, chủ tịch Fed chi nhánh Richmond ngày 9/2 cũng nhấn mạnh, chính sách thắt chặt tiền tệ đang làm chậm nền kinh tế Mỹ, điều này buộc Fed phải hành động cẩn trọng hơn với bất kỳ đợt tăng lãi suất nào nữa.
Xem thêm: 5 sự thật về sàn môi giới JW
Kinh tế Mỹ có thể sẽ tránh được nguy cơ suy thoái toàn diện
Theo một số chuyên gia, kinh tế Mỹ trong năm 2023 sẽ không “hạ cánh cứng”, khi suy thoái toàn diện với hàng triệu người lao động thất nghiệp hay “hạ cánh mềm”, khi suy giảm với tốc độ ổn định, lạm phát được kiểm soát nhưng không ảnh hưởng mạnh tới thị trường lao động, mà suy giảm sẽ diễn ra lần lượt trên từng lĩnh vực.
Tuy nhiên, nền kinh tế nhìn chung sẽ không sụp đổ và thị trường lao động vẫn sẽ vẫn duy trì được động lực, theo những diễn biến kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022.
Nền kinh tế Mỹ được cho là sẽ vượt qua đợt lạm phát tồi tệ nhất kể từ những năm 1970 mà không rơi vào suy thoái toàn diện, nhưng suy giảm đã lần lượt diễn ra, bắt đầu từ lĩnh vực nhà ở, sản xuất và hiện tại là lĩnh vực công nghệ.