So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Dầu suy yếu sau khi vượt mốc 100 USD

Topdanhgiasan.com – Trong phiên giao dịch ngày cuối tuần, thứ Sáu (25-2) đã giảm sau khi tăng vào đầu phiên do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu từ các lệnh trừng phạt áp lên Nga – một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của thế giới.

Dầu suy yếu sau khi vượt mốc 100 USD

Dầu suy yếu sau khi vượt mốc 100 USD

Xem thêm:

Khép phiên, giá Brent giao tháng 4 đã giảm 1,15 USD, tương đương 1,2%, xuống 97,93 USD/thùng, sau khi chạm mức 101,99 USD/thùng. Hợp đồng giao tháng 5 giảm 1,30 USD, tương đương 1,4%, xuống 94,12 USD/thùng.

Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 1,22 USD, tương đương 1,3%, xuống 91,59 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất trong phiên là 95,64 USD/thùng.

Tính cả tuần, Brent tăng khoảng 4,7%, trong khi WTI trên đà tăng khoảng 0,6%.

Trước đó, thông tin Nga triển khai các hoạt động quân sự tại Ukraine đã khiến giá dầu trong ngày 24/2 vượt ngưỡng 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Giá dầu Brent thậm chí còn lên tới 105 USD/thùng, trước khi giảm nhẹ vào cuối phiên.

Cùng ngày, tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông báo áp các lệnh trừng phạt mới nhằm vào việc cản trở khả năng kinh doanh của Nga bằng các loại tiền tệ chính của thế giới, cùng với các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước Nga.

Anh, Nhật Bản, Canada, Australia và Liên minh châu Âu (EU) cũng có các động thái tương tự, bao gồm việc Đức ngừng phê duyệt dự án đường ống dẫn khí trị giá 11 tỷ USD của Nga.

Tuy nhiên, theo một quan chức Mỹ cho biết, các lệnh trừng phạt sẽ không nhằm vào mảng năng lượng của Nga – quốc gia hiện là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới và là nhà cung cấp khí đốt chính của châu Âu.

“Lượng xuất khẩu của Nga được chuyển tới phương Tây lên tới 2,3 triệu thùng/ngày trong tổng lượng xuất khẩu 4,6 triệu thùng/ngày,” công ty năng lượng Wood Mackenzie cho biết. “Chúng ta đang chứng kiến lượng giao dịch dầu thô của Nga suy yếu. Cho tới khi các điều kiện thanh toán được làm rõ, cân bằng cung-cầu sẽ vẫn bị thắt chặt.”

Trong một diễn biến có liên quan, tổng thống Biden cho biết Mỹ đang đàm phán với các nước tiêu thụ lớn để cùng giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược của mình.

“Hiển nhiên, tin tức về việc giải phóng kho dự trữ là yếu tố tiêu cực (với giá dầu), nhưng sự không chắc chắn cho tới thời điểm hiện tại lại đang giúp giá dầu đi lên,” Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao của Price Futures Group ở Chicago, cho biết.

Tuy nhiên, bất chấp lời kêu gọi từ Washington về việc giải phóng kho dự trữ để giúp hạ nhiệt thị trường, Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ lớn của thế giới – vẫn tăng cường mua vào để củng cố trữ lượng kho dầu chiến lược của mình trong năm nay, ngay cả khi giá dầu tăng cao.

Các nguồn tin của OPEC+ nói với Reuters rằng thỏa thuận giữa các nhà sản xuất OPEC+ cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu rạn nứt và nhóm này có khả năng bám sát mức tăng sản lượng theo kế hoạch lên 400.000 thùng/ngày vào tháng 4 mặc dù giá đạt 100 USD/thùng.

Dự kiến, OPEC+ sẽ nhóm họp vào thứ Tư tuần sau (2/3) để đưa ra quyết định.

Top đánh giá sàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *