Ethereum là gì?-Vài năm trở lại đây sức hút của những đồng tiền điện tử tăng lên đáng kể. Hàng loạt các loại tiền điện tử được ra đời cùng hàng trăm sàn giao dịch trên thị trường đã và đang khẳng định vị trí trong lĩnh vực đầu tư tài chính ngày nay. Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đồng Ethereum – Một trong những đồng tiền uy tín hàng đầu trên thế giới. Cùng theo dõi và tham khảo bạn nhé!
Ethereum Là Gì?
Ethereum viết tắt là ETH, là một nền tảng phần mềm mã nguồn mở phi tập trung và dựa trên các chuỗi khối. Nền tảng này sẽ cho phép người dùng sử dụng hợp đồng thông minh – Smart Contract và ứng dụng phi tập trung – dApp để hỗ trợ các giao dịch diễn ra nhanh chóng hơn. Đặc biệt là ngăn chặn những hành vi lừa đảo.

Ethereum Là Gì?
Đồng Ethereum có nhiều khả năng hơn so với các loại tiền điện tử khác. Đặc biệt là phiên bản Ethereum 2.0 có nhiều ưu điểm và chi phí giao dịch hợp lý giúp chúng có một vị thế cực lớn trong thị trường crypto. ETH có thể tự triển khai các mã của riêng mình cũng như tương tác với các ứng dụng do người khác tạo ra. Thậm chí, nó còn có thể khởi chạy tất cả các phương trình phức tạp nhờ tính linh hoạt của chính nó.
Ai Là Người Tạo Ra Ethereum?
Khi tìm hiểu Ethereum là gì, chắc hẳn bạn rất muốn biết người sáng lập ra nó là ai đúng không? Dự án Ethereum được tạo ra bởi những cái tên sáng giá trong lĩnh vực blockchain và tiền tiền điện tử. Dưới đây là thông tin của những người đã sáng lập hệ thống Ethereum:

Ai Là Người Tạo Ra Ethereum?
- Vitalik Buterin: Ông bắt đầu nghiên cứu và phát triển công nghệ chuỗi khối tiền điện tử này thông qua Bitcoin từ năm 2011. Hiện tại, ông là người lãnh đạo nhóm phát triển của Ethereum. Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp tương lai của giao thức Ethereum này.
- Mihai Alisie: Là người lo các giấy tờ thủ tục pháp lý và hạ tầng kinh doanh cho các chiến dịch “presale” của Ethereum. Ông từng là giám đốc và phó chủ tịch của Ethereum Foundation. Tuy nhiên, ông đã rời bỏ dự án và đang phát triển một dự án khác có tên là AKASHA.
- Anthony Di Iorio: Được biết đến là một chuyên gia tài chính. Ông đã nhìn thấy được tiềm năng, sự hấp dẫn của Ethereum nên ông đã đầu tư cho dự án này ngay từ giai đoạn sơ khai.
- Charles Hoskinson: Ông có nhiệm vụ thành lập Ethereum Foundation. Tuy nhiên, ông đã rời khỏi dự án này và sáng lập Cardano.
- Gavin Wood: Ông là một nhà khoa học máy tính và là một doanh nhân nổi tiếng. Trong dự án Ethereum, ông vừa là CTO vừa là người sáng lập ngôn ngữ lập trình Solidity. Hiện tại, ông đã rời khỏi dự án và thành lập rất nhiều quỹ, trong đó bao gồm cả quỹ Web3 và Polkadot.
Ngoài những nhân vật nổi tiếng trên, dự án Ethereum còn nhận được sự đóng góp của 1056 nhà phát triển trong cộng đồng.
Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Ethereum
Mặc dù sách trắng của Ethereum được ra đời vào năm 2013, nhưng đến năm 2015 hệ thống của nó mới chính thức khởi chạy. Sau đây là những cột mốc đánh dấu sự hình thành và phát triển của đồng tiền điện tử Ethereum:
Năm 2013 Lần Đầu Tiên Ethereum Ra Mắt

Năm 2013 Lần Đầu Tiên Ethereum Ra Mắt
Năm 2013, Ethereum được Vitalik Buterin mô tả lần đầu tiên, với mong muốn khắc phục những hạn chế về chức năng trong ngôn ngữ kịch bản Bitcoin. Đến cuối năm, ông xuất bản sách trắng Ethereum đầu tiên. Nó mô tả một nền tảng điện toán phân tán để phát triển các hợp đồng thông minh và xây dựng các ứng dụng phi tập trung – dApps.\
Năm 2014 Ethereum Huy Động Được 31.529BTC Để Đổi Lấy Hơn 60 Triệu ETH
Năm 2014, Vitalik Buterin cùng với các cộng sự thành lập Ethereum Foundation – Một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và phát triển Ethereum. Trong đợt mở bán crowdsale, Ethereum đã huy động được 31.529 BTC để đổi lấy hơn 60 triệu ETH. Số tiền này được sử dụng cho việc phát triển ban đầu của dự án.
2015 Chính Thức Khởi Chạy Trên Thị Trường Tiền Điện Tử

2015 Chính Thức Khởi Chạy Trên Thị Trường Tiền Điện Tử
Năm 2015, hệ thống Ethereum chính thức khởi chạy trên thị trường crypto.
2016 Quỹ Đầu Tư The DAO Được Xây Dựng
Vào tháng 4/2016, quỹ đầu tư The DAO được xây dựng trên Ethereum đã tổ chức đợt ICO đối với ETH và huy động được khoảng 150 triệu đô la. Tuy nhiên, một hacker đã tấn công vào hợp đồng thông minh của The DAO và lấy đi 3.6 triệu ETH. Sau lần tấn công đó đã xảy ra một đợt hard fork và sự ra đời của Ethereum Classic.
2020 Defi Bùng Nổ-Ethereum Đối Mặt Với Tắc Nghẽn Mạng Trầm Trọng

2020 Defi Bùng Nổ-Ethereum Đối Mặt Với Tắc Nghẽn Mạng Trầm Trọng
Năm 2020, khi DeFi bùng nổ. Ethereum đã phải đối mặt với vấn đề tắc nghẽn mạng trầm trọng. Sự cố này khiến các nhà phát triển phải nghiên cứu việc nâng cấp mạng. Bằng cách chuyển đổi lớp đồng thuận của hệ thống Ethereum từ Proof-of-Work sang Proof-of-Stake. Đồng thời, triển khai kỹ thuật việc mở rộng quy mô “sharding” trong một phiên bản nâng cấp tên là Serenity (Ethereum 2.0).
Ứng Dụng Của Ethereum
Hiện nay đồng ETH nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi tính ứng dụng của nó đối với nền kinh tế. Theo báo cáo của Jupiter Research, việc triển khai blockchain giúp các ngân hàng tiết kiệm. Và có thể giao dịch thanh toán xuyên quốc gia tăng cao đến 27 tỷ USD vào năm 2030 (giảm khoảng 11% so với thời điểm hiện tại).

Ứng Dụng Của Ethereum
Ứng dụng công nghệ blockchain còn được coi là công cụ để “Ethereum hoá” doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ những bên được uỷ quyền mới có thể trực tiếp trao đổi dữ liệu, sử dụng thông tin giao dịch và truy cập hồ sơ. Điều này không chỉ nâng cao việc xác minh danh tính khách hàng. Mà nó còn giảm thiểu rủi ro trong giao dịch và tự động hoá các quy trình liên quan đến tình hình tài chính thương mại.
Cơ Chế Hoạt Động Của Ethereum
Với những thông tin trên, bạn đã biết Ethereum là gì? Để giúp bạn có cái nhìn toàn thể hơn, dưới đây là cơ chế hoạt động chi tiết của mạng lưới Ethereum:
Về cơ bản, blockchain của Ethereum cũng hoạt động tương tự như nhiều blockchain khác. Nó được hoạt động bởi mạng lưới các máy tính có tên gọi Nodes. Để có thể tham gia vào mạng lưới, các Nodes cần phải được cài đặt phần mềm Ethereum Client. Khi đã cài đặt thành công phần mềm Ethereum Client, các Nodes phải tiến hành chạy một chương trình máy ảo Ethereum Virtual Machine – EVM. Chương trình ảo EVM sẽ có trách nhiệm thực hiện các hợp đồng thông minh.

Cơ Chế Hoạt Động Của Ethereum
Khi các nhà phát triển xây dựng ứng phi tập trung trên Ethereum. Họ phải khai thác những hợp đồng thông minh bằng ngôn ngữ lập trình Solidity.
Bên cạnh đó, để kích hoạt máy chủ ảo EVM trên Ethereum blockchain. Để nó có thể thực hiện các lệnh giao dịch hoặc smart contract…thì mạng lưới cần đến một lượng phí Gas – Phí Gas trong mạng lưới Ethereum sẽ được thanh toán bằng Ether hoặc ETH.
Trong lúc giao dịch được thực hiện, mạng lưới sẽ xác nhận xem nó có hợp lệ không. Hiện tại, thành phần đảm nhiệm công việc này là các Miner Nodes.
Các Miner Nodes phải tuân thủ theo quy định của cơ chế đồng thuận Proof Of Work để mạng lưới có thể vận hành một cách độc lập và nhất quán hơn. Có nghĩa là các Miner Nodes phải chứng minh được họ đã hoàn thành công việc và thông báo đến toàn mạng lưới. Sau đó, các Miner Nodes khác trên mạng lưới sẽ xác nhận bằng chứng đó có hợp lệ hay không.
Block mới sẽ tạo ra bằng cách giải mã thành công thuật toán Ethash. Nếu PoW được thông qua nó sẽ xác nhận giao dịch trên mạng lưới. Đồng nghĩa với việc dữ liệu giao dịch đó sẽ được ghi chép vào Blockchain của Ethereum và không bao giờ thay đổi.
Tổng Quan Về Thị Trường Ethereum
Khi tìm hiểu về Ethereum là gì, người ta không chỉ tìm hiểu về lịch sử ra đời, cơ chế hoạt động. Mà còn quan tâm đến Ethereum trên thị trường crypto. Chẳng hạn như:

Tổng Quan Về Thị Trường Ethereum
- 1 ETH bằng bao nhiêu VND? : Tính tới ngày 24/2/2022, 1 ETH có giá 2377 USD
- Có bao nhiêu ETH? : Hiện tại, trên thị trường tiền điện tử có 119.204.659 ETH đã và đang lưu hành trên thị trường.
- Làm Thế Nào Để Sở Hữu Đồng ETH? : Có rất nhiều cách để các nhà đầu tư có thể sở hữu đồng Ethereum như: Trở thành một thợ đào tiền điện tử hoặc giao dịch ngang hàng P2P trên các sàn giao dịch tiền điện tử uy tín.
Những Yếu Tố Có Thể Ảnh Hưởng Đến Giá Của Ethereum
Mặc dù giá của Ethereum ít chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của nền kinh tế và chính phủ. Nhưng giá của Ethereum vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.
Quy định
Hiện tại, Ethereum không thuộc quyền kiểm soát của chính phủ cũng như các ngân hàng trung ương. Do đó, nếu có xảy ra bất cứ một thay đổi nào, có thể nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của Ethereum.
Tiến tiến trong công nghệ

Những Yếu Tố Có Thể Ảnh Hưởng Đến Giá Của Ethereum
Tương lai của blockchain chưa ai đoán trước được. Nhưng khi tích hợp nó vào các lĩnh vực thanh toán, các nền tảng gây quỹ thì blockchain có thể nâng cao hình ảnh và giá trị.
Không có sẵn
Không giống như đồng Bitcoin, bị giới hạn về nguồn cung. Do đó, các Ether vẫn được thêm vào hoặc mất đi theo thời gian. Chính vì thế, tính khả dụng của Ethereum rất dễ bị dao động.
Truyền thông
Nếu các phương tiện truyền thông đưa ra những tin tức tiêu cực hoặc những vấn đề nhạy cảm như tuổi thọ, bảo mật…Những yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả của chúng.
Lời Kết
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đọc có thể trả lời được chính xác câu hỏi Ethereum là gì. Trên thực tế, Ethereum là nền tảng đầu tiên có smart contract vô cùng ấn tượng. Hơn nữa, đồng tiền ảo này trông thì có vẻ không có giá trị với một số người nhưng thực tế nó lại đang là cơ hội cho những nhà đầu tư thông minh.