So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

Ngày 13/10, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy giá tiêu dùng tại nước này ổn định trong tháng 9/2023, trong khi giá của nhà sản xuất giảm với tốc độ chậm hơn, cho thấy sức ép giảm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tiếp tục.

Trong tháng 9/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không thay đổi so với cùng kỳ năm 2022, trong khi được dự báo tăng 0,2% theo khảo sát của Reuters. CPI tăng 0,1% trong tháng 8/2023. Trong khi đó, chỉ số giá của nhà sản xuất (PPI) giảm 2,5%, mức giảm chậm nhất kể từ tháng 3/2023. Các nhà kinh tế dự báo mức giảm 2,4%. Nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu cho thấy sự ổn định, dù vẫn có những lo ngại về động lực phục hồi. 

Trước đó, báo cáo của NBS cho thấy hoạt động tại các nhà máy của Trung Quốc đã tăng lần đầu tiên trong 6 tháng. Chỉ số PMI của lĩnh vực chế tạo tăng từ 49,7 trong tháng 8 lên 50,2 trong tháng 9, vượt ngưỡng 50 phân biệt giữa sự thu hẹp và tăng trưởng của hoạt động sản xuất. PMI lĩnh vực phi chế tạo tăng lên 51,7 so với mức 51 của tháng 8/2023. PMI tổng hợp (bao gồm cả hoạt động chế tạo và phi chế tạo) cũng tăng từ mức 51,3 lên 52,0 trong tháng 9.

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

Ngoài ra, rất nhiều tin tức kinh tế – tài chính quốc tế trong 24 giờ qua cũng đã thu hút sự quan tâm chú ý của giới đầu tư.

Đức tăng các khoản trợ cấp cho kinh tế và xã hội lên mức cao kỷ lục

Theo Viện Kinh tế thế giới Kiel (IfW), các khoản viện trợ tài chính của Chính phủ Đức đối với nền kinh tế và xã hội trong năm 2023 sẽ tăng lên mức kỷ lục do cuộc khủng hoảng năng lượng. Các khoản trợ cấp nhà nước cho nền kinh tế và xã hội có thể đạt 208 tỷ euro (220,96 tỷ USD) trong năm 2023, cao hơn nhiều so với con số 98 tỷ euro năm 2022 và 77 tỷ euro năm 2021.

Khoản trợ cấp lớn nhất theo kế hoạch là chi cho trợ giá điện và giá khí đốt từ quỹ bình ổn kinh tế, với số tiền lần lượt là 43 tỷ euro, và 40 tỷ euro. Các khoản trợ cấp cho môi trường và năng lượng cũng lên tới gần 35 tỷ euro, không bao gồm tiền từ quỹ bình ổn kinh tế. Lĩnh vực giao thông được trợ cấp 26 tỷ euro. Bên cạnh đó, còn có các khoản trợ cấp để cải tạo các tòa nhà theo hướng tiết kiệm năng lượng, trị giá gần 17 tỷ euro và trợ cấp cho bảo hiểm y tế 14,5 tỷ euro, cùng nhiều khoản trợ cấp khác.

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

Ngoài ra, rất nhiều tin tức kinh tế – tài chính quốc tế trong 24 giờ qua cũng đã thu hút sự quan tâm chú ý của giới đầu tư.

Lợi nhuận của các ngân hàng bán lẻ lớn tại Mỹ có thể tăng trong quý III/2023

Triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng bán lẻ lớn tại Mỹ lạc quan nhờ lãi suất cao, trong khi các ngân hàng đầu tư vẫn đối mặt với sự sụt giảm hoạt động tài trợ các thỏa thuận.

JPMorgan Chase sẽ khởi động mùa báo cáo lợi nhuận của các ngân hàng lớn của Mỹ với ước tính lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2022. Nhà phân tích Ebrahim Poonawala tại Bank of America nhận định, ngân hàng lớn nhất của Mỹ JPMorgan có nguồn lực tốt nhất để có thể thích ứng được với việc lãi suất tăng và gây bất ngờ với các kết quả kinh doanh vượt dự kiến.

Trong khi đó, Citigroup và Goldman Sachs dự kiến công bố lợi nhuận giảm mạnh nhất, với các mức giảm tương ứng 26% và 35%. EPS của Morgan Stanley cũng được dự báo giảm.

Nhà phân tích Mike Mayo tại Wells Fargo cho rằng việc lãi suất cao trong thời gian dài hơn sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn, hoạt động cho vay của các ngân hàng, khả năng người vay thanh toán các khoản vay, các khoản thua lỗ do trái phiếu và các quy định về vốn.

OPEC giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2024

Trong báo cáo hàng tháng, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã không thay đổi dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2023 và năm 2024 do nền kinh tế thế giới tăng trưởng vững từ đầu năm đến nay và dự kiến nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng ở Trung Quốc. OPEC cho biết, nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024, thấp hơn so với mức tăng 2,44 triệu thùng/ngày trong năm 2023.

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

OPEC nhận định rằng sang năm 2024, tăng trưởng kinh tế toàn cầu vững chắc, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục được cải thiện, dự kiến sẽ thúc đẩy hơn nữa mức tiêu thụ dầu. OPEC và các đồng minh (OPEC+) đã bắt đầu hạn chế nguồn cung từ năm 2022 để hỗ trợ giá dầu.

OPEC cũng cho biết nhu cầu trong thời gian còn lại của năm nay và năm tới có thể bị ảnh hưởng ở một số nơi trên thế giới, đồng thời cắt giảm dự báo về tổng nhu cầu thế giới trong quý hiện nay và ba tháng đầu năm 2024.

Doanh số bán xe điện tại Mỹ trong quý III/2023 tăng cao kỷ lục

Theo công ty nghiên cứu thị trường Cox Automotive, doanh số bán xe điện (EV) tại Mỹ trong quý III/2023 lần đầu tiên đã tăng lên hơn 300.000 chiếc. Tuy nhiên, thị phần của hãng dẫn đầu ngành là Tesla lại giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Tesla hiện chỉ chiếm 50% thị trường xe điện của Mỹ, giảm so với mức 62% mà hãng nắm giữ trong quý I/2023, bất chấp cuộc chiến về giá do công ty của tỷ phú Elon Musk khởi xướng nhằm củng cố vị thế trên thị trường xe điện đầy cạnh tranh. Mặc dù vậy, “gã khổng lồ” xe điện có thể đảo ngược xu hướng khi ra mắt xe bán tải chạy điện Cybertruck, dự kiến sẽ được giao cho khách hàng trong quý IV.

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc ổn định, sức ép giảm phát vẫn tiếp tục

Lạm phát cao và chi phí vay leo thang đã khiến nhu cầu bị ảnh hưởng tiêu cực. Để đuổi kịp Tesla, các nhà sản xuất ô tô khác đã đẩy mạnh giảm giá để thích nghi với môi trường kinh doanh khó khăn này. Tổng doanh số bán xe điện của Mỹ trong quý III đã tăng gần 50% so với một năm trước đó và chiếm tỷ lệ kỷ lục 7,9% tổng doanh số bán hàng của toàn ngành.

Stellantis “bắt tay” Samsung xây dựng nhà máy pin EV thứ hai tại Mỹ

Samsung SDI, công ty con chuyên về sản xuất phụ tùng xe điện của Samsung và nhà sản xuất ô tô Stellantis đã lên kế hoạch đầu tư hơn 3,2 tỷ USD vào một nhà máy pin xe điện (EV) mới có tên StarPlus Energy ở Kokomo, bang Indiana, Mỹ.

Cơ sở đầu tiên là một nhà máy trị giá 2,5 tỷ USD đang được xây dựng và dự kiến đi vào sản xuất trong quý I/2025. Nhà máy thứ hai dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất pin vào đầu năm 2027. Hai nhà máy này dự kiến sẽ tạo ra 2.800 việc làm mới.

Dự án mới công bố cũng là nhà máy pin thứ sáu của Stellantis trên toàn cầu. Các nhà máy sản xuất pin xe điện là chìa khóa cho kế hoạch chế tạo các mẫu xe như phiên bản chạy điện của xe bán tải Ram và xe thể thao công suất lớn Dodge của công ty này.

Tin Topdanhgiasan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *