So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.
  • Trang chủ
  • |
  • Tin Tức
  • |
  • Giảm phát là gì? Những tác động của giảm phát đối với nền kinh tế

Giảm phát là gì? Những tác động của giảm phát đối với nền kinh tế

Giảm phát được hiểu là một cụm từ thường gặp trong nền kinh tế vĩ mô để có thể phản ánh được nền kinh tế của một quốc gia.

Vậy giảm phát là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giảm phát là gì?

Giảm phát (Deflation) là cụm từ phản ánh sự giảm giá liên tục của nền kinh tế. Hay nói cách khác thì giảm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát xuống dưới mức 0%. Thay vì hàng hóa có xu hướng tăng thì lúc này giá hàng hóa giảm xuống, cùng với một mức tiền thì bạn hoàn toàn có thể mua lượng hàng hóa thường mua nhiều hơn.

Giảm phát là gì? Những tác động của giảm phát đối với nền kinh tế

Khi mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống thì giá trị đồng tiền theo đó cũng tăng lên. Đồng nghĩa với việc một đồng nội tệ có thể đổi sang nhiều đồng ngoại tệ hơn. Ví dụ: Ban đầu để mua 1 USD thì bạn cần 23.000 VNĐ, thế nhưng khi có giảm phát thì bạn chỉ cần 20.000 VNĐ để mua 1 USD.

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân gây ra giảm phát

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra giảm phát, sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Thay đổi cấu trúc vốn công ty

Trên thị trường có rất nhiều công ty khác nhau cùng kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ. Để cạnh tranh được với đối thủ thì các công ty thường áp dụng chính sách hạ giá sản phẩm. 

Những công ty mới muốn tiếp cận với cấu trúc vốn mới, để làm cho nguồn cung sản phẩm tăng thì cần phải giảm giá sản phẩm. Từ đó dẫn đến tình trạng giảm phát.

Tăng năng suất

Khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ giúp tăng hiệu quả sản xuất và dẫn đến giá thành sản phẩm thấp hơn. Mặc dù sự thay đổi này chỉ tác động đến một số ngành nhất định, thế nhưng những đổi mới có thể sẽ tác động sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế. 

Cung tiền tệ giảm

Các ngân hàng trung ương sẽ có vai trò đảm nhiệm nguồn cung tiền tệ trên thị trường. Để kiểm soát lạm phát thì ngân hàng trung ương sẽ giảm cung tiền tệ. Tuy nhiên nếu chính sách này không kiểm soát và tính toán chính xác có thể gây tác dụng ngược cho nền kinh tế.

Tổng cầu giảm

Khi lượng nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế đối với những hàng hóa cuối cùng bị sụt giảm sẽ làm cho giá cả bị đẩy xuống thấp bởi chính phủ cắt giảm chi tiêu và thị trường chứng khoán thất bại.

Khi đó người tiêu dùng muốn tăng tiết kiệm thì chính phủ sẽ có các chính sách tiền tệ sẽ thắt chặt, kéo theo lãi suất tăng cao.

Giảm phát liên tục

Khi tình trạng giảm phát kéo dài thì để đưa nền kinh tế vào trong tầm kiểm soát là rất khó và phức tạp. Bởi vậy mấu chốt chính ở đây là sự tự củng cố. Tuy nhiên khi doanh nghiệp và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu thì vòng xoáy giảm phát sẽ cứ thế lặp lại tiếp tục. 

Những tác động của giảm phát đối với nền kinh tế

Giảm phát mang đến nhiều tác động đến thị trường nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Bên cạnh những tác động tích cực thì nó còn mang đến cả những tác động tiêu cực.

Giảm phát là gì? Những tác động của giảm phát đối với nền kinh tế

Tác động tích cực

Giảm phát hình thành bởi những công nghệ mới giúp tăng năng suất và hiệu quả sản lượng khi nền kinh tế phát triển. Từ đó tạo ra môi trường kinh doanh cởi mở và giúp ngăn chặn các hình thức độc quyền. 

Đồng thời tạo nên một thị trường tự do và nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tận dụng được nguồn lực tối đa và giúp cho người tiêu dùng có thể nhận được nguồn lợi lớn.

Tác động tiêu cực

Khi giá hàng hóa trên thị trường giảm làm cho hoạt động kinh tế cũng bị ngưng trệ theo. Người tiêu dùng thì chờ giảm giá sâu hơn, để tiết kiệm chi phí các doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng. Giảm phát có tác động tiêu cực trực tiếp đến những yếu tố sau:

Lãi suất

Lãi suất là sự phản ánh giá tiêu dùng hiện tại với giá tiêu dùng trong tương lai. Nếu như giảm phát kéo dài thì sẽ dẫn đến lãi suất thấp. Từ đó làm cho sản lượng bị đình đốn và suy thoái, lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Nếu như suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục thì chính sách tiền tệ sẽ mất tác dụng. 

Giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hoá

Giảm phát làm cho giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn. Do đó nhà đầu tư có xu hướng giảm bớt chi tiêu để giữ tiền tạo nên cú sốc kinh tế vì thiếu vốn luân chuyển. Nhiều doanh nghiệp phải bù thiệt hại do giảm phát nên người lao động bị giảm lương. 

Nhiều vấn đề nảy sinh kết hợp với nhau tạo nên một vòng xoáy làm cho giảm phát mạnh hơn và gây ra các tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận… 

Một số biện pháp ngăn chặn giảm phát

Giảm phát là một khía cạnh thuộc về kinh tế vĩ mô. Do đó những chính sách của Chính phủ sẽ đóng vai trò quan trọng nhất quyết định đến việc khắc phục giảm phát. Chính phủ cần phải có biện pháp để giảm tổng cung hoặc tăng tổng cầu. Sau đây là một số biện pháp ngăn chặn giảm phát nổi bật:

  • In thêm tiền mặt để tăng cung tiền, như vậy giá trị nội tệ giảm và cải thiện được tình trạng giảm phát hiệu quả.
  • Để hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp và người lao động thì Chính phủ nên giảm thuế thu nhập.
  • Ban bố ngân hàng nên điều chỉnh tăng lãi suất để kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Như vậy cũng có thể giúp các doanh nghiệp xoay trở và tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy các hoạt động sản xuất.
  • Áp dụng chính sách tiền tệ và tài khóa hợp lý để nhanh chóng xử lý tình trạng giảm phát.
  • Giữ tỷ lệ lạm phát an toàn dưới 10%, tuyệt đối không để lạm phát về 0.
  • Kích thích thị trường, tăng chi tiêu công để thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tăng thuế doanh thu.
Topdanhgiasan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *