

Hệ số Beta trong đầu tư chứng khoán là một trong những hệ số rủi ro phổ biến nhất, thường được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư. Bài viết sau đây sẽ cùng phân tích một số khía cạnh liên quan đến hệ số này.
1. Hệ số beta chứng khoán là gì?
Hệ số beta chứng khoán là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu cụ thể hay một danh mục đầu tư với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư có thể xác định được đối tượng đầu tư phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của mình.
Ưu điểm của hệ số Beta
Hệ số Beta có những ưu điểm sau:
- Giúp nhà đầu tư có thể cập nhật thông tin trong thời điểm nhất định về hướng đi của cổ phiếu và thị trường.
- Đánh giá sự biến động của cổ phiếu so với thị trường chứng khoán.
- Dựa trên phân tích hồi quy, hệ số này còn tham gia trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Nhà đầu tư sẽ biết được tài sản có được định giá thấp hơn hay cao hơn so với giá trị thực thông qua mô hình này.

Hệ số beta chứng khoán là gì
2. Ý nghĩa của hệ số beta
Hệ số Beta là một hế số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM giúp nhà đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu. Việc tính toán giá trị hệ số beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được mức độ biến động giá của cổ phiếu riêng lẻ so với mức độ biến động chung của thị trường. Qua đó có đưa ra các quyết định đầu tư và quản lý danh mục phù hợp. Hãy cùng phân tích một số ý nghĩa của hệ số Beta trong chứng khoán.
Hệ số β= 0: có nghĩa là mức biến động giá của cổ phiếu hoàn toàn độc lập so với mức biến động của thị trường.
Hệ số β > 0: Nếu cổ phiếu có hệ số Beta lớn hơn 0 sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
Nếu β = 1: Mức biến động giá của chứng khoán bằng mức biến động của thị trường.
Nếu β < 1: Mức biến động giá của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường.
Nếu β >1: Mức biến động giá của chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường. Trường hợp này đồng nghĩa với việc cổ phiếu này có khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời tiềm năng rủi ro cũng khá lớn. Ví dụ: Hệ số β của cổ phiếu A = 1,5748, điều này có nghĩa mức độ rủi ro của cổ phiếu này nhiều hơn mức độ rủi ro của thị trường (xấp xỉ đến 57,48%). Như vậy, mức độ rủi ro của cổ phiếu này so với thị trường là tương đối lớn và hệ số beta này cho thấy cổ phiếu A có lợi nhuận cao nhưng cũng rủi ro cao.
Hệ số β < 0: có nghĩa là cổ phiếu có xu hướng biến động ngược chiều với biến động của thị trường.

Ý nghĩa của hệ số beta
3.Công thức tính beta

Công thức tính beta
Hệ số beta (β) = Cov (Re, Rm) / Var (Rm)
Trong đó:
Re: tỷ suất sinh lời của chứng khoán e
Rm: tỷ suất sinh lời của thị trường
Cov (Re, Rm): hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lời chứng khoán e và tỷ suất sinh lời của thị trường
Var (Rm): phương sai của tỷ suất sinh lời thị trường
Tỷ suất sinh lời được tính như sau:
R = (p1-p0)/p0
Trong đó:
- P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét.
- P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.
Hệ số Beta của toàn danh mục: được tính bằng tổng của beta của các cổ phiếu trong danh mục nhân với tỷ trọng của cổ phiếu đó.
Ví dụ: Danh mục A có 2 cổ phiếu: Cổ phiếu VNM (β = 0.6, tỷ trọng 60%) và cổ phiếu VIC (β = 0.7, tỷ trọng 40%). Hệ số β của danh mục A = 0.6 * 0.6 + 0.7 * 0.4 = 0.64
4. Ứng dụng của hệ số Beta trong chứng khoán

Ứng dụng của hệ số Beta trong chứng khoán
Nhà đầu tư khi đã nắm chắc được kiến thức về hệ số beta, có thể ứng dụng vào quá trình đầu tư của mình. Dưới đây là một số ứng dụng của hệ số này mà nhà đầu tư cần chú ý:
- Hệ số beta nêu lên mối tương quan sự biến động của cổ phiếu với biến động của thị trường, qua đó, nhà đầu tư có thể ước tính tỷ suất sinh lời của bản thân. Một số trang web sẽ có hệ số trên khác nhau do chọn thời điểm tính toán khác nhau. Bạn có thể tham khảo chỉ số beta một số cổ phiếu trên DNSE như HPG, SHS, DRC,..
- Nhà đầu tư có thể lựa chọn được cổ phiếu có mức độ rủi ro phù hợp với bản thân thông qua việc tính toán hệ số.
- Hệ số B là một yếu tố quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM nổi tiếng; có thể giúp nhà đầu tư phân tích cũng như định giá cổ phiếu.
Việc phân tích hệ số beta giúp nhà đầu tư xác định đúng đối tượng cổ phiếu phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân nhờ so sánh được các mức độ biến động giá cổ phiếu của doanh nghiệp so với mức độ biến động chung trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trong thực tế, thị trường tài chính thường xuyên biến động rất khó lường, và không phải lúc nào chúng cũng tuân theo phân phối chuẩn. Vì vậy, việc sử dụng hệ số rủi ro beta để dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu không phải lúc nào cũng chuẩn.
Chẳng hạn, một cổ phiếu có chỉ số beta thấp (tức là mức biến động giá của nó thấp) nhưng cổ phiếu này có thể đang trong xu hướng giảm chậm rãi. Vì vậy việc thêm cổ phiếu này vào danh mục đầu tư sẽ làm giảm độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư, nhưng không làm giảm mức thua lỗ kỳ vọng.

Ứng dụng của hệ số Beta trong chứng khoán
Kết luận:
Hệ số beta chứng khoán là một trong những hệ số quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng trong việc định hướng các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần phải kết hợp thêm những chỉ số khác để định giá cổ phiếu và đánh giá doanh nghiệp như P/E, ROE, ROA, EBIT…Hơn nữa, các nhà đầu tư cũng cần liên tục cập nhật thông tin, theo sát sự biến động của thị trường để có những quyết định đúng đắn.