

Học cách ra quyết sách đầu tư chính xác từ các chuyên gia
Thông thường một nhà môi giới cần đưa ra quyết định nhanh chóng để mua, bán hoặc nắm giữ một cổ phiếu. Họ không có thời gian để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân tích chứng khoán, hỏi nhà quản lý hoặc đọc các báo cáo nghiên cứu dài dòng. Nhưng nếu biết cách xem nhanh một số thông tin trọng yếu có thể giúp họ ra quyết định chuẩn xác trong khi đang phải chịu áp lực về thời gian. Giả sử trong thời điểm một công ty vừa phát hành thông cáo báo chí về BCTC quý của mình chẳng hạn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách bỏ qua những phần không cần thiết và tìm kiếm một số thông tin thực sự quan trọng.

Học cách ra quyết sách đầu tư chính xác từ các chuyên gia
Lưu ý chính
- Tìm hiểu xem doanh số bán hàng tăng trưởng và xem xét mức tăng có kéo dài hay chỉ là nhất thời.
- Biên lợi nhuận cải thiện thường là dấu hiệu cho thấy công ty đang được quản lý tốt. Nhưng đừng vì thế mà loại bỏ các công ty có biên lợi nhuận giảm, vì nó có thể phản ánh giai đoạn công ty đang tung ra một sản phẩm mới hoặc đang mở rộng.
- Xem qua dự báo hàng quý và cả năm về thu nhập trong tương lai và lưu ý xem dự báo có đạt được kỳ vọng của Phố Wall hay không; sau đó, hãy đào sâu những ẩn ý trong báo cáo trong đó.
- Xem xét chương trình mua lại cổ phiếu của một công ty. Chương trình thường phản ánh sự tự tin của ban giám đốc, hoặc là một động thái PR nhằm gây ấn tượng với các nhà đầu tư và Phố Wall.
- Xem xét các công ty đang phát triển các sản phẩm “bắt trend”, hoặc chuẩn bị giới thiệu những sản phẩm được nhiều người chờ đợi.
- Nhìn vào biểu đồ cổ phiếu của năm trước và năm năm qua, lưu ý những thay đổi theo mùa và xu hướng của cổ phiếu trước khi thực hiện một động thái tiềm năng.
Doanh số tăng trưởng
Hãy kiểm tra xem liệu doanh số bán hàng của công ty có đang tăng trưởng hay không. Nếu có, thì sự tăng trưởng đó có bền vững hay chỉ xảy đến một lần.
Ngoài việc kiểm tra dữ liệu bán hàng, bạn sẽ phải đọc lướt qua toàn bộ thông cáo báo chí để xem ban giám đốc nói gì về quý này. Các con số cộng với các nhận xét có thể cho bạn biết liệu công ty có tăng trưởng hay đây chỉ là một cơn gió mát với công ty.
Nhìn chung các công ty nhỏ hơn (trong phạm vi doanh thu từ 100 triệu đến 1 tỷ đô la) sẽ tăng trưởng khoảng 10% hàng năm. Các công ty lớn hơn sẽ tăng trưởng ít nhất 3%/năm.
Cuối cùng, hãy so sánh tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của một công ty với thời điểm năm ngoái và cả quý trước đó. Nếu doanh số bán hàng theo quý cho thấy xu hướng tăng, đó thường là một dấu hiệu tốt.
Quan trọng: Trừ khi có các lựa chọn nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhà đầu tư có thể tìm hiểu rất nhiều thông tin về giá trị của công ty và liệu cổ phiếu của công ty đó có đáng mua hay không chỉ bằng cách đọc thông cáo báo chí và BCTC quý của công ty.
Biên lợi nhuận dần được cải thiện
Biên lợi nhuận của một công ty thường cải thiện hoặc xấu đi tùy thuộc vào yếu tố công ty được quản lý ra sao. Nếu doanh số bán hàng tăng nhưng chi phí tăng nhanh hơn, có lẽ có gì đó đang xảy ra.
Đó chưa hẳn là tin xấu mà có thể phản ánh công ty đang tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh mới, tung ra một sản phẩm mới hoặc mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Ví dụ, Amazon từng khiến các nhà đầu tư tức giận trong nhiều năm khi liên tục đầu tư mạnh vào các kho hàng. Song chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cuối cùng cũng bắt đầu được đền đáp.
Hoặc mặt khác số liệu có thể mang ý nghĩa công ty đang quản lý chi phí thiếu hiệu quả. Hãy theo dõi phiên thảo luận của ban giám đốc về kết quả hàng quý để đánh giá thêm về tình hình.
Dự báo
Nhiều công ty cung cấp cho Phố Wall một số dự báo về thu nhập trong tương lai và các con số này luôn đóng vai trò quan trọng. Phản ứng của Phố Wall với tin tức này cũng quan trọng không kém.
Dự báo của công ty cho quý tiếp theo có thể tốt hoặc xấu hơn so với kỳ vọng của các nhà phân tích Phố Wall. Và những kỳ vọng đó sẽ khiến giá cổ phiếu tăng hoặc giảm, ít nhất là trong ngắn hạn.
Hãy đào sâu thêm một chút về tâm lý đằng sau dự báo thu nhập. Nếu một công ty tăng dự báo cho quý hiện tại nhưng giảm kỳ vọng với chu kỳ xa hơn, cổ phiếu có thể sẽ bị bán tháo. Nếu một công ty giảm ước tính cho quý hiện tại nhưng tăng dự báo cho cả năm, cổ phiếu nhiều khả năng sẽ tăng giá.
Theo nguyên tắc chung, hãy để mắt đến các kỳ hạn dài. Trong phần lớn thời gian, Phố Wall sẽ bỏ qua cú vấp ngắn hạn nếu họ tin rằng chuẩn bị có một chất xúc tác mới sẽ xuất hiện trong tương lai.
Chương trình mua lại cổ phiếu
Khi một công ty sử dụng tiền mặt của mình để mua lại cổ phiếu của chính công ty, đó thường là một dấu hiệu tốt cho thấy ban giám đốc tin rằng cổ phiếu đang bị định giá thấp. Các chương trình mua lại có thể sẽ được đề cập trong thông cáo báo chí của công ty.
Hoặc ban giám đốc có thể có những động cơ khác nằm sau hành động đó. Họ có thể muốn giảm tổng số cổ phiếu đang lưu hành nhằm cải thiện tỷ lệ tài chính hoặc tăng thu nhập. Từ đó khiến cổ phiếu công ty trở nên hấp dẫn hơn đối với cộng đồng các nhà phân tích. Đó có thể là một chiêu PR khiến các nhà đầu tư nghĩ rằng cổ phiếu có giá trị cao hơn.
Các chương trình mua lại cổ phiếu thường sẽ là một dấu hiệu cho thấy công ty đang chờ đón cơ hội tốt hơn phía trước.
Nhìn chung, bạn sẽ muốn xem tổng số cổ phiếu đang lưu hành được giữ nguyên hay giảm xuống sau khi thực hiện chương trình mua lại. Nếu số cổ phiếu lưu hành giảm, thu nhập trong tương lai sẽ chia cho số cổ phiếu ít hơn, từ đó làm gia tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Ngược lại khi số cổ phiếu đang lưu hành tăng lên, thu nhập sẽ được chia cho số cổ phiếu lớn hơn và khiến thu nhập bị pha loãng, từ đó làm giảm tiềm năng lợi nhuận của các cổ đông đang nắm giữ.
Sản phẩm mới
Hầu như không thể dự đoán xem sản phẩm mới của công ty có chiến thắng hay không. Nhưng cũng thật sai lầm nếu bỏ qua yếu tố này khi xem xét cổ phiếu của các công ty tạo ra sản phẩm mới.
Các sản phẩm mới thường thu hút nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng và các nhà đầu tư và sẽ giúp giá cổ phiếu tăng trưởng trong thời gian tới. Bên cạnh đó công ty có lẽ đã chi một khoản tiền khổng lồ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và quảng bá, và vì thế sẽ ngốn rất nhiều tiền.
Ví dụ, hãy xem xét đợt phát hành iPod vào năm 2001 của Apple. Ban đầu, một số nhà đầu tư và nhà phân tích nghi ngờ khả năng sản phẩm có thể mang lại doanh thu ý nghĩa cho công ty. Song cuối cùng chính thiết bị này đã mang đến sự tăng trưởng cho Apple trong suốt thập kỷ.
Tất nhiên, các sản phẩm mới không phải lúc nào cũng mang lại lợi nhuận cho các công ty sản xuất. Nhưng nếu bạn có thể định vị một sản phẩm tốt từ sớm, lợi nhuận tiềm năng của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Ngôn từ ám chỉ
Khi bạn đọc thông cáo báo chí, hãy thử nghĩ xem ấn tượng của bạn với quý vừa rồi ra sao. Ban giám đốc có thể đã nói về nhiều “cơ hội” của công ty và rất tận hưởng với thành tích tăng trưởng vừa qua. Hoặc công ty có thể vạch ra nhiều “thách thức” mà công ty phải đối mặt. Ban giám đốc có thể xác định các chất xúc tác tiềm năng cho hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như các sản phẩm mới hoặc các ứng cử viên mua lại.
Trong mọi trường hợp, bản thân ngôn ngữ có thể đóng vai trò quan trọng như các con số trong dự báo về thu nhập.
Việc cân nhắc kỹ lưỡng ngôn từ được sử dụng trong các thông cáo báo chí là hoàn toàn nên làm. Bởi khi thông báo được đưa ra, nó phải được xét duyệt qua bộ phận quan hệ công chúng và pháp lý của công ty. Một thông cáo lạc quan là dấu hiệu đặc biệt tốt, trong khi thông cáo chứa ngôn từ mờ mịt sẽ khiến nhà đầu tư trở nên cảnh giác.
Cảnh báo: Các thông cáo quá lạc quan cũng nên được xem một cách thận trọng. Nếu một công ty không thực hiện được những gì từng hứa trước đây hoặc không đạt được kỳ vọng trong tương lai, cổ phiếu vẫn có khả năng bị giảm giá cho dù ban giám đốc có nói gì đi chăng nữa.
Xem thêm
- Đường EMA 50 ngày: chiến lược và ứng dụng trong đầu tư
- Học cách ra quyết sách đầu tư chính xác từ các chuyên gia
- Cứ đầu tư chứng khoán quốc tế là bị lừa đảo?
- Hướng dẫn cách phân biệt và tận dụng các khoản đầu tư ngắn hạn
Chỉ báo kỹ thuật
Cuối cùng, hãy nhìn vào biểu đồ chứng khoán trong năm ngoái và năm năm qua.
Giá cổ phiếu có biến động theo mùa không? Bạn có thể thấy giá thường giao dịch cao hơn hoặc thấp hơn trong một số mùa nhất định.
Sau đó hãy xác định xu hướng giao dịch của cổ phiếu này: Cổ phiếu đang giao dịch trên hay dưới đường trung bình động 50 ngày và 200 ngày? Đây là một cổ phiếu được giao dịch với khối lượng thấp, hay giao dịch hàng triệu cổ phiếu mỗi ngày? Khối lượng gần đây tăng hay giảm? Khối lượng giảm có thể là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư ít quan tâm đến cổ phiếu hơn và sẽ khiến giá cổ phiếu giảm. Khối lượng giao dịch gia tăng thường là yếu tố thuận lợi nếu các nguyên tắc cơ bản của công ty vững chắc, điều đồng nghĩa công ty có cơ hội tăng trưởng mạnh và có mức vốn hóa tốt.
Thực tế thú vị: Hãy đánh giá công ty giữa bối cảnh lớn của thị trường để xem các yếu tố bên ngoài có thể ngăn khả năng phát triển của cổ phiếu hay không.
Nhìn ra toàn cảnh
Ngoài thông cáo báo chí, hãy xem xét các xu hướng vĩ mô có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu. Ví dụ như lãi suất tăng, thuế cao hơn hoặc hành vi của người tiêu dùng. Các yếu tố bên ngoài khác như suy thoái toàn ngành cũng có thể ảnh hưởng đến công ty. Các yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng như các chỉ số cơ bản và kỹ thuật.
Ví dụ, hãy xem xét Continental Airlines vào năm 2006: Công ty có hoạt động khá tốt, nhưng chi phí nhiên liệu tăng cao và một số vụ phá sản trong ngành hàng không dường như đã đè nặng lên giá cổ phiếu. Continental dự kiến sẽ tăng thu nhập đáng kể trong năm tới, nhưng triển vọng ngành có vẻ ảm đạm. Sau đó Continental đã phải sáp nhập với United Airlines vào năm 2010.
Kết luận
Các nhà đầu tư và các nhà môi giới thường phải phân tích nhanh các công ty và đưa ra các quyết định mau chóng để mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu. Kỹ năng khai thác thông tin quan trọng sẽ giúp họ tránh ra quyết định hấp tấp.
Tất nhiên, để giao dịch hoặc đầu tư, bạn sẽ cần một nhà môi giới. Nếu bạn chưa có nhà môi giới và đang cân nhắc nên chọn nhà môi giới nào, hãy thực hiện một số nghiên cứu để có thể tìm được nhà môi giới phù hợp với nhu cầu của mình.