

Hợp đồng tương lai là một thuật ngữ rất quen thuộc trong hoạt động kinh tế tài chính. Đây là thoả thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch cụ thể nào đó sẽ diễn ra trong tương lai.
1. Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai (futures contract) là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể với giá thỏa thuận hôm nay nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Trong nhiều trường hợp, tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai có thể hoàn toàn không phải là “hàng hóa” truyền thống – nghĩa là, đối với hợp đồng tài chính tương lai, tài sản hoặc mặt hàng cơ sở có thể là các loại tiền tệ, chứng khoán hay công cụ tài chính và tài sản vô hình hoặc các khoản mục tham chiếu như chỉ số chứng khoán và lãi suất.
2. Đặc điểm của hợp đồng tương lai:
Xét về các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán. Trước khi bước vào giao dịch, nhà đầu tư nên hiểu rõ những đặc điểm của hợp đồng tương lai – một công cụ của chứng khoán phái sinh.

Đặc điểm của hợp đồng tương lai
- Được niêm yết hợp pháp:
Chắc chắn các cam kết giao dịch sẽ dựa trên các mã chứng khoán được niêm yết hợp pháp và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Điều này giúp các nhà đầu tư yên tâm khi thiết lập giao dịch.
- Tính chuẩn hoá:
Hợp đồng tương lai là công cụ được giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh và có sự ràng buộc về pháp lý. Các điều khoản trong hợp đồng cũng được tiêu chuẩn hoá và chịu sự quản lý của pháp luật.
Sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ có các tiêu chí cụ thể như: sản phẩm, chủng loại, chất lượng, quy mô hợp đồng, cách thức giao – nhận và thanh toán khi đáo hạn.
- Dễ đóng vị thế:
Khi nhà đầu tư lựa chọn thực hiện một hợp đồng tương lai có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự. Đây cũng là đặc tính linh hoạt của hợp đồng tương lai.
- Thanh khoản cao:
Nhờ thời gian mua – bán được quy định cụ thể nên các nhà đầu tư có thể mở đóng vị thế dễ dàng, giúp thị trường này có tính thanh khoản cao. Do đó, hợp đồng tương lai có thể được giao dịch với nhiều mục đích khác nhau.
3. Ưu điểm và nhược điểm của Hợp đồng tương lai:
– Ưu điểm:
+ Giao dịch nhanh chóng:
Không giống như những sản phẩm chứng khoán khác người mua phải mất 3 ngày chứng khoán mới về tài khoản. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu cho phép giao dịch T0, có nghĩa là sau khi nhà đầu tư đã mua hoặc bán cổ phiếu thì ngay trong ngày giao dịch có thể bán lại.
Cơ hội sinh lời
Hợp đồng tương lai cổ phiếu cho phép các nhà đầu tư quản lý rủi ro biến động giá một cách hiệu quả. Bản thân nhà đầu tư có thể tự cân đối bảng tài sản của mình, điều quan trọng là có thể lựa chọn những mã đầu tư hiệu quả. Không những thế nhà giao dịch còn có thể sử dụng công cụ tài chính này để đầu cơ kiếm lời từ giá mua/bán trên thị trường nhờ sự chênh lệch giá.
Không mất phí vay Margin
Để được mở vị thế giao dịch hợp đồng tương lai nhà đầu tư chỉ phải mất một khoản tiền nhỏ ban đầu được coi như khoản đặt cọc để đảm bảo cho những khoản lỗ phát sinh có thể xảy ra đối với vị thế hợp đồng đang nắm giữ trong ngày giao dịch. Ngoài ra, nhà đầu tư không phải chịu thêm bất cứ một khoản lãi vay nào phát sinh.
Đòn bẩy cao
Một trong những điểm thu hút các nhà đầu tư ưa mạo hiểm và thích “chạy đua” với thị trường là lợi thế đòn bẩy cao. Nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hấp dẫn chỉ với một số tiền ký quỹ rất nhỏ ban đầu.
Tính thanh khoản cao
Như đã nói ở trên, đặc điểm của việc tham gia đầu tư vào hợp đồng tương lai là cả người mua và người bán đều tập trung cho nên tạo ra khả năng thanh khoản cao nhất. Bên cạnh đó, khi căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng nhà đầu tư biết trước một cách rõ ràng họ có thể mua/bán cổ phiếu gì, vào thời điểm nào và giao dịch đó được thực hiện ra sao, điều này giúp thị trường minh bạch và tăng thanh khoản cao hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của Hợp đồng tương lai
Nhược điểm:
Với cách giao dịch nhanh chóng của hợp đồng tương lai thì đây sẽ là hình thức phù hợp cho những nhà đầu tư lướt sóng, những người có nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường, theo sát những diễn biến lên xuống để đặt lệnh hợp lý.
Đòn bẩy tài chính là ưu điểm nổi bật tạo nên sức hấp dẫn cho hợp đồng tương lai nói riêng và chứng khoán phái sinh nói chung. Trong trường hợp biến động về giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với dự đoán, thua lỗ sẽ xuất hiện và do tác động đòn bẩy, mức độ thua lỗ tính theo tỷ lệ phần trăm số tiền ký quỹ ban đầu sẽ lớn hơn rất nhiều.
4. Chiến lược đầu tư hợp đồng tương lai hiệu quả
Sau khi nghiên cứu những ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình cách thức và chiến lược giao dịch đầu cơ phù hợp. Sau đây là một số chiến lược phổ biến trong giới đầu tư:

Chiến lược đầu tư hợp đồng tương lai hiệu quả
Xem thêm: Bull Trap trong chứng khoán là gì? Dấu hiệu và phòng tránh
Chiến lược đầu cơ theo xu hướng giá
Khi nhà đầu tư dự báo thị trường sắp tăng giá thì tiến hành mua hợp đồng tương lai rồi chờ giá tăng để bán ra. Ngược lại, nếu dự đoán thị trường sắp giảm giá thì nhà đầu tư bên bán hợp đồng tương lai, đồng thời thực hiện vị thế “mua” để đóng giao dịch.
Chiến lược phòng ngừa rủi ro
Phù hợp với những nhà đầu tư có nhiều danh mục chứng khoán và có độ tương quan cao với chỉ số chung. Khi thị trường có dấu hiệu xuống giá, để có thể bảo về được các danh mục đầu tư của mình thì nhà đầu tư sẽ bán. Nhờ đó, giá trị của danh mục cũng được bù đắp mất mát lần nào.
Chiến lược Spread
Thực hiện chiến lược này bằng cách mua và bán các chứng khoán cùng một tài sản cơ sở. Giá của các chứng khoán cùng loại này dưới tác động sẽ có mức sai lệch với điểm cân bằng, nhà đầu tư có thể giao dịch mua/bán để kiếm lời.

Kết luận
Kết luận:
Tóm lại, hợp đồng tương lai có những lợi thế riêng biệt và giao dịch được theo nhiều cách. Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn phải tìm hiểu rõ các giao dịch trên cả thị trường cơ sở và thị trường phái sinh để giảm thiểu được những rủi ro hệ thống. Hy vọng rằng, những thông tin cơ bản trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và đưa ra những quyết định chính xác. Chúc bạn thành công!