Khối lượng giao dịch là gì? Khối lượng giao dịch (KLGD) là biểu hiện cho dòng tiền đang hoạt động trên thị trường. Khối lượng được xem là động lực để thúc đẩy sự dịch chuyển tăng hoặc giảm giá, là yếu tố giúp nhà đầu tư đưa ra nhận định.
1. Khối lượng là gì?
Khối lượng giao dịch trong chứng khoán là tổng số cổ phiếu được khớp lệnh trong phiên ngày hôm đó đối với một mã cổ phiếu hay một sàn chứng khoán cụ thể. Đôi khi số lượng giao dịch có thể cao hơn so với lượng cố phiếu lưu hành do cổ phiếu có thể được giao dịch nhiều lần.
2. Mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch và giá cổ phiếu

Mối liên hệ giữa khối lượng giao dịch là gì và giá cổ phiếu
Khối lượng giao dịch trong chứng khoán có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư. Nó không chỉ thể hiện số lượng cổ phiếu được khớp lệnh trong phiên mà còn cho thấy nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư, xu hướng giá và tiềm năng cổ phiếu trong thời gian sắp tới.
Nhà đầu tư nên xem xét các trường hợp cụ thể để đưa ra những phân tích chính xác:
- Giá tăng đi kèm khối lượng tăng – Đây là trường hợp tích cực khi cho thấy lượng mua vào tăng cao, kì vọng vào cổ phiếu được đẩy lên và nhà đầu tư sẵn sàng trả các mức giá cao hơn.
- Giá tăng đi kèm khối lượng giảm – Trường hợp này cho thấy lượng mua đang yếu dần, kì vọng vào cổ phiếu giảm đi và nhà đầu tư ở trạng thái nghi ngờ hoặc đang xem xét phản ứng thị trường. Trường hợp này sẽ khá xấu nếu xuất hiện trong cuối một xu hướng tăng mạnh, có thể báo tín hiệu đảo chiều.
- Giả giảm đi kèm khối lượng tăng – Trường hợp này thể hiện việc chốt lời mạnh trong một xu thế tăng hoặc tín hiệu đảo chiều bắt đáy trong một xu thể giảm.
- Giá giảm đi kèm khối lượng giảm – Trường hợp này thể hiện bên mua tạo ra lực cầu yếu và bên bán cũng không tạo ra lực cung quá mạnh.
Trong các trường hợp trên, khi giá cổ phiếu bất ngờ tăng hoặc giảm mạnh sau một chu kỳ đi ngang có thể báo hiệu một xu hướng mới hình thành.
Khi một cổ phiếu có khối lượng giao dịch rất cao thì cũng có 2 trường hợp:
- Một là, cổ phiếu đang thu hút kỳ vọng rất lớn của nhà đầu tư khi ngành nghề kinh doanh được dự báo mang lại lợi nhuận lớn hoặc có một số tin tức vĩ mô tích cực cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, nhiều nhà đầu tư sẽ thực hiện việc “mua đuổi”. Và họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng mạnh, qua đó tạo ra thanh khoản lớn cho cổ phiếu.
- Hai là, cổ phiếu đang có góc nhìn tiêu cực đến từ nhà đầu tư. Như lợi nhuận của ngành nghề kinh doanh dự báo giảm hoặc môi trường kinh doanh không thuận lợi. Trong trường hợp này, một số nhà đầu tư có xu hướng mua tích luỹ dài hạn với giá thấp hoặc có ý định bắt đáy, còn bên bán muốn bán với mọi giá để có thể “cắt lỗ”, từ đó tạo nên khối lượng giao dịch lớn trong nhiều phiên của cổ phiếu nào đó.
3. Những lưu ý về khối lượng giao dịch là gì?
a. Đón đầu xu thế
Khi giá đang trong một xu hướng giảm thì việc dòng tiền tăng mạnh có thể là một dấu hiệu cho thấy chỉ số sắp có những nhịp hồi phục khi dòng tiền tham gia bắt đáy đang tích cực hơn.
Trong trường hợp giá đang trong xu hướng tăng thì việc dòng tiền tăng mạnh theo đà tăng của giá lại là một dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro đảo chiều (tạo đỉnh) bởi hiện tượng phân phối của các nhà đầu tư lớn.
Nếu giá đang trong nhịp tích lũy thì việc dòng tiền thu hẹp dần là một tín hiệu cảnh báo rủi ro đảo chiều. Và đột nhiên sau đó xuất hiện phiên bứt hẳn qua khỏi vùng giá tích lũy với KLGD lớn thì đây là sự xác nhận cho chúng ta biết giá sẽ mở ra một nhịp tăng/giảm mới.
Việc dòng tiền mạnh hay yếu sẽ được so sánh với ngưỡng trung bình của chúng. Có thể là trung bình 20 phiên hoặc 50 phiên gần nhất.
b. Thao túng thị trường
Một lưu ý nữa là nhận định sâu hơn về khối lượng và nến giá trong trường hợp có sự thao túng. Đó là một “chiêu trò” của “cá mập” khi họ nắm số lượng rất lớn cổ phiếu và có thể tạo ra tín hiệu khối lượng giả nhằm thu hút nhà đầu tư để họ bán khi giá đã lên cao.
Thắc mắc là tại sao họ lại nắm số lượng lớn cổ phiếu như vậy, có thể họ đã có sẵn trong tài khoản khi là một cổ đông lớn của doanh nghiệp, hoặc có thể sau một quá trình “gom hàng” dài hạn thì họ có được số lượng cổ phiếu đủ nhiều để “thao túng” cổ phiếu đó.
Sau một khoảng thời gian “dìm giá” cổ phiếu thì nhà đầu tư không còn đủ kiên nhẫn cho cổ phiếu đó và họ muốn bán ra. Khi đó lượng giao dịch là thấp vì “tay to” muốn mua giá thấp hơn nên sẽ “gom” nhiều phiên. Cho đến khi đủ số lượng cổ phiếu, họ bắt đầu thực hiện một phiên “break out”.
Phiên này với khối lượng rất lớn và cổ phiếu tăng giá rất mạnh. Đây có thể là điểm mua dành cho nhà đầu tư mạo hiểm nếu chưa xét đến các yếu tố nội tại của doanh nghiệp mà dựa quá nhiều vào yếu tố kỹ thuật trên.
c. Phân tích Volume với tin tức liên quan
Để có thể hiểu được nguyên nhân vì sao khối lượng giao dịch là gì thay đổi đột ngột. Có sự bứt phá về mua và bán nào đó, thì bạn phải kết hợp nó với tin tức. Với một tin tức có lợi tốt cho cổ phiếu thì theo sau đó là sự tăng lên về Volume.
Nếu với tin tức tiêu cực thì ngay sau đó sẽ có sự tăng lên về khối lượng giao dịch bán. Vậy nên dựa trên thông tin đó bạn có thể xác định được khối lượng giao dịch như thế nào hoặc có thể dựa vào khối lượng giao dịch bạn có thể hình dung được nhiều vấn đề về cổ phiếu mình đang nắm giữ, nên mua hay bán sẽ thích hợp hơn. Dựa theo đó bạn có thể khai thác và sử dụng hiệu quả trong lĩnh vực chứng khoán.
4. Kết luận
Nên phân biệt khối lượng giao dịch là gì phải đi với sự đồng thuận tăng giá của nhiều nhà đầu tư. Một điều quan trọng là đặt ra mức độ “chốt lời” hợp lý tránh bị các “tay to đánh úp”. Hy vọng rằng với những thông tin cơ bản vừa rồi, các nhà đầu tư sẽ hiểu thêm về cách vận dụng và nhận định khối lượng giao dịch để đưa ra quyết định chính xác.