

Biến động là một khái niệm quan trọng đối với các trader và nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán đã “biến động” trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19. Sau đó thị trường lại “biến động” một lần nữa, nhưng ở mức độ thấp hơn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Hẳn bạn đã từng nghe nói về “thước đo nỗi sợ hãi” của thị trường chứng khoán. Nhất là khái niệm này thường được đưa ra vào nhiều thời điểm khác nhau. Song nó thực sự là gì?
Dưới đây sẽ là một số vấn đề mà các nhà đầu tư cần biết về sự biến động của thị trường chứng khoán.

Nắm bắt biến động thị trường để giao dịch tốt hơn
Biến động thị trường chứng khoán là gì?
Biến động của thị trường chứng khoán là thước đo giá trị tổng thể của thị trường chứng khoán đã dao động lên xuống bao nhiêu. Ngoài thị trường nói chung, các cổ phiếu riêng lẻ cũng có thể biến động. Cụ thể hơn, bạn có thể tính toán sự biến động bằng cách xem giá của một tài sản thay đổi bao nhiêu so với giá trung bình. Độ lệch chuẩn là thước đo thống kê thường được sử dụng để biểu thị sự biến động.
Sự biến động của thị trường chứng khoán có thể tăng lên khi các sự kiện bên ngoài tạo nên tình trạng không chắc chắn. Ví dụ: trong khi các chỉ số chứng khoán chính thường không di chuyển quá 1% trong một ngày, các chỉ số đó lại thường xuyên tăng và giảm hơn 5% mỗi ngày trong thời kỳ đầu của đại dịch COVID-19. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra, và chính tình trạng không chắc chắn đó đã dẫn đến hoạt động mua và bán điên cuồng.
Một số cổ phiếu biến động mạnh hơn những cổ phiếu khác. Cổ phiếu của một công ty blue-chip có thể không tạo ra sự dao động giá quá lớn, trong khi cổ phiếu của một công ty công nghệ cao có thể thường xuyên có diễn biến nói trên. Cổ phiếu blue-chip đó được coi là có độ biến động thấp, trong khi cổ phiếu công nghệ có độ biến động cao. Mức biến động trung bình nằm ở đâu đó ở giữa. Một cổ phiếu riêng lẻ cũng có thể trở nên biến động nhiều hơn quanh các sự kiện quan trọng như báo cáo thu nhập hàng quý.
Sự biến động thường liên quan đến nỗi sợ hãi, có xu hướng tăng lên trong thị trường gấu, thị trường chứng khoán sụp đổ và các động thái giảm giá lớn khác. Tuy nhiên, biến động không đo lường được hướng đi. Nó chỉ đơn giản là một thước đo về mức độ dao động giá mà thôi. Bạn có thể coi sự biến động như một thước đo của tình trạng không chắc chắn trong ngắn hạn.
Biến động lịch sử là thước đo mức độ biến động của một tài sản trong quá khứ, trong khi biến động ngụ ý là một số liệu thể hiện mức độ biến động theo kỳ vọng của các nhà đầu tư với một tài sản trong tương lai. Sự biến động ngụ ý có thể được tính từ giá của quyền chọn bán và quyền chọn mua.
Xem thêm
- Trade là gì? Hướng dẫn trade Forex
- Đầu tư chứng khoán Mỹ tại sàn giao dịch Forex
- Nhóm cổ phiếu năng lượng “thừa thắng xông lên”
Đo lường sự biến động của thị trường chứng khoán
Đối với các cổ phiếu, biến động đơn lẻ thường được gói gọn trong một số liệu được gọi là beta. Beta đo lường sự biến động lịch sử của một cổ phiếu so với chỉ số S&P 500.
Dữ liệu beta nhiều hơn một chỉ ra rằng một cổ phiếu trong lịch sử đã có động thái di chuyển nhiều hơn S&P 500. Ví dụ: một cổ phiếu có beta là 1,2 có thể được dự kiến sẽ tăng trung bình 1,2% nếu S&P tăng 1%. Mặt khác, dữ liệu beta ít hơn một ngụ ý một cổ phiếu ít phản ứng hơn với các động thái chung của thị trường. Và cuối cùng, dữ liệu beta âm (khá hiếm) thì đó là dấu hiệu cho thấy một cổ phiếu có xu hướng di chuyển theo hướng ngược lại so với S&P 500.

Dựa vào dữ liệu để phân tích biến động thị trường
Đối với toàn bộ thị trường, chứng khoán, Chỉ số biến động của Sàn giao dịch quyền chọn hội đồng Chicago (CBOE), được gọi là VIX, là thước đo sự biến động dự kiến trong 30 ngày tới. Bản thân con số không quá quan trọng và việc tính toán thực tế của VIX khá phức tạp. Tuy nhiên, điểm cần chú ý là các nhà đầu tư phải biết rằng VIX thường được gọi là “thước đo nỗi sợ hãi” của thị trường. Nếu VIX tăng đáng kể, các nhà đầu tư có thể lo lắng về biến động giá cổ phiếu lớn trong vài ngày cho đến vài tuần tới.
Tại sao biến động lại quan trọng?
Bằng cách nắm bắt cách thức hoạt động của sự biến động, bạn có thể đặt mình vào vị trí tốt hơn để hiểu toàn bộ điều kiện thị trường chứng khoán hiện tại, phân tích rủi ro liên quan đến bất kỳ chứng khoán cụ thể nào và xây dựng danh mục đầu tư cổ phiếu phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sự biến động và rủi ro không giống nhau. Đối với các nhà giao dịch chứng khoán muốn mua thấp và bán cao vào tất cả các ngày giao dịch, biến động và rủi ro gắn bó sâu sắc với nhau. Sự biến động cũng rất quan trọng đối với những người có thể cần phải bán cổ phiếu của họ sớm, chẳng hạn như những người sắp nghỉ hưu. Nhưng đối với các nhà đầu tư dài hạn có xu hướng nắm giữ cổ phiếu trong nhiều năm, những biến động hàng ngày hầu như không quan trọng chút nào. Sự biến động chỉ là những nhiễu loạn xung quanh khi bạn để các khoản đầu tư của mình tăng gấp bội trong tương lai.
Đầu tư dài hạn vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng những rủi ro đó có liên quan đến việc đánh giá sai lầm về triển vọng tăng trưởng của một công ty hoặc trả giá quá cao cho sự tăng trưởng đó – chứ không phải biến động. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường chứng khoán là một khái niệm quan trọng mà tất cả các nhà đầu tư nên làm quen.