So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Mức hỗ trợ và kháng cự: phân tích điểm xoay Pivot

demo.topdanhgiasan.com – Giới phân tích và nhiều nhà đầu tư mới vào nghề thường sử dụng một chiến lược giao dịch phổ biến là giao dịch các loại tài sản dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự.

Mức hỗ trợ và kháng cự là gì?

Tác dụng của các mức hỗ trợ và kháng cự là xác định các điểm vào lệnh và thoát lệnh có lợi nhất.

Nhiều chiến lược giao dịch có áp dụng kết hợp các mức hỗ trợ và kháng cự, trong đó phổ biến nhất là chiến lược sử dụng các mức pivot (điểm xoay) và các mức hỗ trợ/kháng cự liên quan dựa trên mức pivot của một khung thời gian nào đó.

Khi giao dịch, bạn sẽ có lợi hơn nếu sử dụng các chiến lược phổ biến vì những chiến lược này thường sẽ được nhiều trader khác áp dụng đồng thời với bạn.

Mức hỗ trợ

Các mức hỗ trợ là các mức giá mà tài sản không giảm xuống dưới mức đó trong một khoảng thời gian dài.

Tại các mức hỗ trợ, trader phe mua sẽ vào lệnh mua, từ đó tạo thêm lực hỗ trợ và ngăn chặn đà giảm giá xuống sâu hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là có nhiều chiến lược hỗ trợ khác nhau. Chẳng hạn như chiến lược dùng các mức đáy gần đây nhất và các mức Fibonacci. Các mức pivot (điểm xoay) và các mức hỗ trợ lớn thường được sử dụng phổ biến nhất.

Khi bị phá vỡ (bị xuyên thủng), mức hỗ trợ sẽ trở thành mức kháng cự.

Mức kháng cự

Tương tự, mức kháng cự là các mức giá mà tại đó phe bán sẽ tìm cách thoát vốn khỏi một tài sản nhất định, hay nói cách khác là đặt lệnh bán.

Ở đây, các mức kháng cự được tính toán cho từng khoảng thời gian bằng cách sử dụng các mức đỉnh và đáy của khoảng thời gian liền trước đó. Khi xét các mức kháng cự chính, các trader thường vạch ra mức kháng cự căn cứ trên mức pivot trong một khoảng thời gian xác định, gọi là t.

Các mức kháng cự khác thường được sử dụng bao gồm mức hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm và cao nhất mọi thời đại và Fibonacci.

Khi bị phá vỡ, mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ.

Cách vẽ mức hỗ trợ và kháng cự

Các nhà phân tích và trader thường tính toán mức pivot cùng các mức hỗ trợ và kháng cự chính trong nhiều khoảng thời gian. Chúng có thể chỉ kéo dài trong ngắn hạn như hàng giờ hay dài hạn như hàng tháng.

Khi đã tính toán xong mức pivot và các mức hỗ trợ/kháng cự chính, giới trader và phân tích sau đó sẽ vẽ những mức này trên biểu đồ để hỗ trợ cho việc ra quyết định giao dịch, giống như minh họa trong biểu đồ bên dưới.

Tính toán mức pivot (điểm xoay)

Mức pivot được tính bằng cách tính giá trị trung bình của giá cao nhất (giá đỉnh), giá thấp nhất (giá đáy) và giá đóng cửa trong một khoảng thời gian t.

Xét khoảng thời gian 1 giờ trong biểu đồ bên dưới, theo phép tính trên, mức pivot của ngày tiếp theo là giá trị trung bình của mức cao nhất trong ngày tại ngưỡng 55.329 USD, mức thấp nhất trong ngày tại ngưỡng 53.711 USD và giá đóng cửa tại ngưỡng 54.791 USD. Như vậy mức pivot sẽ là 54,610 USD.

Tính toán mức pivot (điểm xoay)

Tham khảo:

Tính toán các mức hỗ trợ

Sau khi đã tính toán xong mức pivot, các mức hỗ trợ chính gồm S1, S2 và S3 sẽ có thể được tính toán trong bước tiếp theo. Trong ví dụ dưới đây trên biểu đồ hàng giờ, các trader có thể tính được mức pivot và các mức hỗ trợ chính trong ngày.

Mức hỗ trợ chính thứ nhất: S1 = 2 × Pivot − mức cao nhất trong khoảng thời gian trước đó. Trong ví dụ trên, giá trị này sẽ là (2 × 54,610 USD) − 55,329 = 53,892 USD.

Mức hỗ trợ chính thứ nhất đóng vai trò là giá vào lệnh.

Mức hỗ trợ chính thứ hai: S2 = Pivot − (Mức cao nhất trong ngày − Mức thấp nhất trong ngày).

Trong ví dụ trên, giá trị này sẽ là 54.610 USD − (55.329 USD − 53.711 USD) = 52.992 USD.

Mức hỗ trợ chính thứ hai đóng vai trò là giá vào lệnh trong trường hợp đà đảo chiều kéo dài.

Mức hỗ trợ chính thứ ba: S3 = S2 − (Mức cao nhất trong ngày − Mức thấp nhất trong ngày).

Trong ví dụ trên, giá trị này sẽ là 52,992 USD − (55,329 USD − 53,711 USD) = $ 51,374 USD.

Mức hỗ trợ chính thứ ba đóng vai trò là giá vào lệnh trong trường hợp thị trường bán tháo.

Tính toán các mức hỗ trợ

Tính toán các mức kháng cự

Khi đã tính toán xong mức pivot, các mức kháng cự chính gồm R1, R2 và R3 cũng có thể được tính toán trong bước tiếp theo.

Mức kháng cự chính thứ nhất: R1: = 2 x Pivot / mức thấp nhất trong khoảng thời gian trước đó. Trong ví dụ trên, giá trị này sẽ là (2 x 54,610 USD) / 53,711 = 55,510 USD.

Mức kháng cự chính thứ nhất đóng vai trò là giá thoát lệnh.

Mức kháng cự chính thứ hai: R2 = Pivot + (Mức cao nhất trong ngày − Mức thấp nhất trong ngày).

Trong ví dụ trên, giá trị này sẽ là 54.610 USD + (55.329 USD − 53.711 USD) = 56.228 USD.

Mức kháng cự chính thứ hai đóng vai trò là mức giá vào lệnh trong trường hợp đà tăng kéo dài.

Mức kháng cự chính thứ ba: R3 = R2 + (Mức cao nhất trong ngày − Mức thấp nhất trong ngày).

Trong ví dụ trên, giá trị này sẽ là 56.228 USD − (55.329 USD – 53.711 USD) = 57.846 USD.

Mức kháng cự chính thứ ba đóng vai trò là một mức giá thoát lệnh trong trường hợp thị trường tăng hoặc giảm đột phá do tác động từ sự kiện kinh tế gây ra.

Tính toán các mức kháng cự

Chiến lược giao dịch các mức hỗ trợ và kháng cự

Như đã trình bày trước đây, các trader có thể sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự chính trong một khung thời gian nhất định. Do đó, điều quan trọng là phải quyết định rõ ràng các chiến lược giao dịch để sau đó chọn khoảng thời gian thích hợp nhằm tính toán mức pivot và các mức hỗ trợ/kháng cự chính.

Ví dụ, các trader trong ngày sẽ sử dụng biểu đồ 1 phút và mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của ngày hôm trước để tính toán các mức hỗ trợ và kháng cự cho ngày sắp tới.

Ngược lại, các swing trader sẽ sử dụng biểu đồ 4 giờ và hàng ngày để tính toán các mức pivot, mức hỗ trợ và kháng cự chính.

Mức pivot và mức hỗ trợ

Khi xét các mức hỗ trợ chính, các mức pivot sẽ đóng vai trò quyết định xem liệu các mức hỗ trợ có khả năng phát huy tác dụng hay không. Có hai cách để đánh giá các mức pivot:

• Giá cần phải giảm xuyên qua một mức pivot thì các mức hỗ trợ mới là mục tiêu tiếp theo. Kịch bản này thường xảy ra trong một chu kỳ giá lên hoặc ngay trong một đợt sóng tăng giá.

• Nếu giá không đâm xuyên qua hoặc quay lại mức pivot thì điều đó cũng sẽ khiến các mức hỗ trợ được đưa vào tầm ngắn. Kịch bản này thường xảy ra sau một chu kỳ giá xuống hoặc trong một phiên giá giảm.

Mức pivot và mức kháng cự

Khi xét các mức kháng cự chính, các mức pivot sẽ đóng vai trò quyết định xem liệu các mức kháng cự có khả năng phát huy tác dụng hay không. Có hai cách để đánh giá mức các mức pivot:

• Giá cần phải di chuyển xuyên qua mức pivot thì các mức kháng cự mới được đưa vào tầm ngắm. Đây có xu hướng là kịch bản trong một phiên giảm giá sau hoặc trong một phiên giảm giá.

• Tránh rơi qua hoặc lùi lại qua mức pivot quay cũng sẽ mang lại hiệu quả cho các mức kháng cự. Kịch bản này thường xảy ra trong một chu kỳ giá lên hoặc trong lúc diễn ra một phiên tăng giá.

Sử dụng các mức hỗ trợ

Khi thị trường đang điều chỉnh, giá tài sản sẽ có thể giảm xuống mức hỗ trợ thứ nhất, hay còn được gọi là S1. Sau khi ngưỡng này bị phá vỡ, mức hỗ trợ chính thứ hai sẽ là điểm vào lệnh quan trọng tiếp theo cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp như vậy, S1 khi đó sẽ trở thành mức kháng cự.

Mức hỗ trợ chính thứ ba thường chỉ bị phá vỡ khi có một sự kiện kinh tế hoặc tài chính quan trọng. Những sự kiện đó bao hàm các vấn đề như báo cáo tài chính, ngân hàng trung ương và chính sách của chính phủ, và các sự kiện toàn cầu khác.

Biểu đồ dưới đây cho thấy làn sóng tháo chạy dòng vốn đến các kênh tài sản an toàn nhằm ứng phó với chủng Omicron. Nhu cầu thu mua đối với đồng Yên Nhật đã lên cao đến mức phá vỡ mức hỗ trợ trong khi đồng USD trượt xuống mức giá trị dưới 114 yên Nhật.

Sử dụng các mức hỗ trợ

Về mặt lịch sử, các sự kiện toàn cầu sẽ bao gồm:

• Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

• Đại dịch covid−19.

• Khủng hoảng bong bóng Dot.com

Ở đây, các mức hỗ trợ chính thứ nhất và thứ hai sẽ không khiến các nhà đầu tư đủ hứng thú để quyết định tham gia thị trường.

Tuy nhiên, các mức hỗ trợ chính thứ ba có thể sẽ thu hút các nhà đầu tư. Điểm quan trọng nhất khi sử dụng các mức hỗ trợ chính là không để giá tài sản giảm xuống dưới các mức này trong một thời gian dài…

Sử dụng các mức kháng cự

Khi thị trường đang đi lên, giá tài sản có thể di chuyển xuyên qua mức kháng cự chính thứ nhất, hay còn được gọi là R1. Sau khi ngưỡng này bị phá vỡ, mức kháng cự chính thứ hai sẽ là điểm vào lệnh quan trọng tiếp theo cho các nhà đầu tư. Trong trường hợp như vậy, R1 sau đó sẽ trở thành một mức hỗ trợ.

Mức kháng cự chính thứ ba thường chỉ bị phá vỡ do có một sự kiện kinh tế hoặc tài chính quan trọng. Những sự kiện đó bao hàm các vấn đề như báo cáo tài chính, ngân hàng trung ương và chính sách của chính phủ, cũng như các sự kiện toàn cầu khác.

Như trong ví dụ trên, tin tức về chủng COVID−19 mới và kế hoạch của chính phủ các nước trong việc ngăn chặn đà lây lan đã khiến hoạt động giao dịch chênh lệch lãi suất đối với đồng EUR bị đảo ngược. Đồng EUR đã phá vỡ 3 mức kháng cự chính trên đường tiến lên mức 1,13 USD so với đồng bạc xanh (USD).

Sử dụng các mức kháng cự

Về mặt lịch sử, các sự kiện toàn cầu sẽ bao gồm:

• Đà phục hồi sau đại dịch COVID−19.

• Phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.

• Động thái của ngân hàng trung ương Mỹ.

• Bầu cử Tổng thống Mỹ

• Nếu xét thị trường chứng khoán thì sự kiện đó sẽ là hoạt động của doanh nghiệp và mức lợi nhuận.

Ở đây, các mức kháng cự chính thứ nhất và thứ hai sẽ không thu hút được những nhà đầu tư đang có nhu cầu thoát vốn khỏi thị trường.

Tuy nhiên, các mức kháng cự chính thứ ba có thể thúc đẩy các nhà đầu tư chốt lời. Điểm quan trọng nhất khi sử dụng các mức kháng cự chính là không để giá tài sản tăng cao hơn một số mức xác định trong một thời gian dài…

Tuy nhiên, khi đã bị phá vỡ, mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ, qua đó góp phần tạo thành các mức hỗ trợ chính trong khung thời gian đang xét.

Các mức hỗ trợ và kháng cự khác

Có nhiều chỉ báo/chiến lược giao dịch mà các trader cần nắm vững. Giới trader và phân tích cần phải cân nhắc đến những điều này khi sử dụng các mức pivot và các mức hỗ trợ/kháng cự chính được mô tả ở trên.

Các mức giá cao nhất và thấp nhất mọi thời đại, cũng như các mức đỉnh và đáy hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm đều đặc biệt đáng chú ý.

Chẳng hạn, giá tài sản có thể sẽ vấp phải lực kháng cự ở mức đỉnh cao nhất trong tuần hiện tại, mà mức đỉnh này có thể đang nằm dưới mức kháng cự chính thứ nhất.

Trong số các chiến lược giao dịch nổi tiếng khác cũng cần phải kể đến Fibonacci, đường trung bình động, Bollinger và MACD.

Nếu tham gia giao dịch mà không sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự thì bạn có thể sẽ bị thua lỗ. Tuy nhiên, nếu không có chiến lược giao dịch thì bạn sẽ càng có thể bị thua lỗ nặng hơn. Điều quan trọng nhất là cả hai nhiệm vụ này sẽ cần phải được kết hợp với nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *