Nga nối lại xuất khẩu khí đốt – tổng hợp kinh tế thế giới ngày 20/7
Nga nối lại xuất khẩu khí đốt – tổng hợp kinh tế thế giới ngày 20/7
Tuyến đường ống trên, cung cấp hơn 1/3 lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu (EU), đã bị tạm dừng trong 10 ngày để bảo trì thường niên từ ngày 11/7.
Trước đó ngày 19/7, Ủy viên Ngân sách châu Âu Johannes Hahn, cho biết Ủy ban châu Âu (EC) không trông đợi tuyến đường ống sẽ được khởi động lại sau khi bảo trì. Tuyến đường ống dự kiến sẽ hoạt động trở lại đúng thời hạn, nhưng có thể với lưu lượng thấp hơn mức khoảng 160 triệu m3/ngày.
Các nguồn thạo tin cho biết dòng khí đốt Nga cung cấp qua tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ được nối lại đúng lịch trình vào ngày 21/7.
Nga nối lại xuất khẩu khí đốt – tổng hợp kinh tế thế giới ngày 20/7
Nga sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu khí đốt
Tuyến đường ống trên, cung cấp hơn 1/3 lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga sang Liên minh châu Âu (EU), đã bị tạm dừng trong 10 ngày để bảo trì thường niên từ ngày 11/7.
Trước đó ngày 19/7, Ủy viên Ngân sách châu Âu Johannes Hahn, cho biết Ủy ban châu Âu (EC) không trông đợi tuyến đường ống sẽ được khởi động lại sau khi bảo trì. Tuyến đường ống dự kiến sẽ hoạt động trở lại đúng thời hạn, nhưng có thể với lưu lượng thấp hơn mức khoảng 160 triệu m3/ngày.
Tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga đã giảm lưu lượng xuất khẩu khí đốt qua tuyến đường ống xuống 40% công suất vào tháng trước, với lý do chậm trễ trong việc trả lại một tuốc-bin mà Siemens Energy đang bảo dưỡng ở Canada.
Nga nối lại xuất khẩu khí đốt – tổng hợp kinh tế thế giới ngày 20/7
ECB nghiên cứu công cụ chống khủng hoảng mới
Trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chuẩn bị cho khả năng tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2011, các nhà hoạch định chính sách hy vọng sẽ hạn chế “sự phân mảnh” trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nơi chi phí đi vay mà các nước thành viên khác nhau phải đối mặt bắt đầu phân hóa.
Để đạt được mục tiêu trên, ECB đã bắt đầu thiết kế một công cụ xử lý khủng hoảng mới và những chi tiết đầu tiên có thể được trình bày sau cuộc họp của ECB vào ngày 21/7. Chậm trễ hơn so với những ngân hàng trung ương lớn khác, như Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ECB dự kiến tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát tăng vọt trong cuộc họp ngày 21/7.
Tuy nhiên, 19 nước thành viên Eurozone sử dụng chung một loại tiền tệ nhưng họ có kế hoạch tài khóa khác nhau và kết quả là khi lãi suất tăng, chi phí đi vay mà các quốc gia phải đối mặt có thể bắt đầu khác biệt. Các quốc gia mắc nợ cao hơn trong Eurozone có thể và cuối cùng phải trả thêm một khoản phí cho giới đầu tư, những người nhận thấy rủi ro gia tăng trong bất kỳ khoản vay mới nào.
Tình trạng căng thẳng trên thị trường trái phiếu được đo lường bằng mức chênh lệch giữa lợi tức đối với trái phiếu của Đức và các quốc gia nợ nhiều hơn – một tiêu chuẩn đánh giá mức độ tín nhiệm.
Lãi suất tăng khiến Australia phải trả thêm 13 tỷ AUD tiền lãi
Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers cho biết lãi suất ngày càng tăng sẽ khiến Australia phải thanh toán thêm tiền lãi “phát sinh” trên các khoản nợ. Chính phủ Australia hiện dự kiến sẽ phải trả 99,1 tỷ AUD (67,4 tỷ USD) tiền lãi cho các khoản nợ trong 4 năm tới. Con số này tăng 13 tỷ AUD (8,8 tỷ USD) so với mức 86,1 tỷ AUD (58,6 tỷ USD) dự kiến hồi tháng 3/2022.
Ngân sách tháng Ba do cựu Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg đưa ra, dự kiến tổng nợ chính phủ sẽ đạt mức cao nhất khoảng 45% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025. Tuy nhiên, mức nợ chính phủ này được giả định với lãi suất trung bình 2,2% trong 4 năm tới. Lãi suất hiện đang ở mức trung bình là 3,5%.
Bộ trưởng Chalmers cho biết giống như hàng triệu gia đình Australia hiện đang phải “mở hầu bao” để trả nợ thế chấp, lãi suất tăng cũng đang tác động đáng kể đến lợi nhuận của chính phủ. Ông cho biết ngân sách tháng 10 sẽ dành cho việc hỗ trợ chi phí sinh hoạt có trách nhiệm, thực hiện kế hoạch kinh tế của chính phủ và chuyển hướng dòng tiền bị lãng phí trước đây sang các khoản đầu tư hiệu quả hơn.
Giá xăng tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng
Giá xăng tại Mỹ đang có chiều hướng giảm bất chấp lạm phát cao và căng thẳng Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn, với chi phí trung bình cho mỗi gallon (3,78 lít) chạm mức thấp nhất trong 2 tháng qua. Theo Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA), giá xăng trung bình tại Mỹ là 4,495 USD/gallon vào ngày 19/7, mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5/2022.
Đáng chú ý, South Carolina là tiểu bang duy nhất trên bản đồ của AAA hiển thị giá xăng dưới 4 USD/gallon. Xu hướng này diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn phải vật lộn với vấn đề lạm phát cao.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa trở về sau chuyến công du Trung Đông, trong đó có chuyến thăm Saudi Arabia. Ông Biden cho biết lãnh đạo Mỹ và Saudi Arabia “đã có một cuộc thảo luận về việc đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu và nguồn cung cấp dầu đầy đủ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu”. Tuy nhiên, Tổng thống Biden không có kế hoạch ngay lập tức liên quan đến việc tăng sản lượng dầu.
Các thành viên của chính quyền Mỹ cho rằng giá dầu khó có thể tiếp tục duy trì ở mức cao trong tương lai gần. Trước đó, chuyên gia Amos Hochstein, điều phối viên đặc biệt của Tổng thống Biden về các vấn đề năng lượng quốc tế, cho biết trong những tuần tới giá xăng quốc gia sẽ dao động gần 4 USD/gallon.
Google bắt đầu thực thi các quy tắc công nghệ mới của EU
Google bắt đầu thực thi các quy tắc công nghệ mới của EU
Hãng công nghệ Google cho biết kể từ ngày 19/7, công ty này sẽ giảm phí từ mức 15% xuống còn 12% đối với các nhà phát triển ứng dụng không phải là trò chơi trên Cửa hàng ứng dụng Google Play khi các nhà phát triển này sử dụng hệ thống thanh toán bên ngoài hệ thống của Google. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Google bắt đầu thực thi các quy tắc công nghệ mới của Liên minh châu Âu (EU).
Việc cắt giảm phí chỉ áp dụng đối với người tiêu dùng tại châu Âu, cho thấy sự thay đổi trong chiến lược của Google kể từ năm 2021 khi hãng này bày tỏ thiện chí với các quy định của các cơ quan quản lý và liên tục vướng vào các vụ rắc rối liên quan đến chống độc quyền.
Trong một thập kỷ qua, Google đã phải chịu nhiều mức phạt của EU liên quan đến các hoạt động cạnh tranh không công bằng và cáo buộc độc quyền trước các đối thủ nhỏ hơn tại châu Âu với tổng mức phạt hơn 8 tỷ euro (8,19 tỷ USD).