

1. Chứng khoán Phố Wall đi lên
Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch 15/5, khi giá cổ phiếu của các ngân hàng khu vực tăng cao hơn trong bối cảnh thị trường tiếp tục theo dõi các cuộc đàm phán quan trọng về việc nâng trần nợ công của Mỹ. Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,1% lên 33.348,60 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,4% lên 4.136,28 điểm, chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,7% lên 12.365,21 điểm.

Nhịp sống tài chính kinh doanh – Ngày 16/5/2023
Giá cổ phiếu của các ngân hàng như Zions Bancorporation, PacWest Bancorp và KeyCorp đều tăng ít nhất 6%, sau khi 4 ngân hàng khu vực đóng cửa vào đầu năm 2023.
2. Giá vàng thế giới tăng nhẹ
Giá vàng thế giới tăng trong phiên ngày 15/5 do đồng USD yếu đi trong bối cảnh các nhà giao dịch đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất trước cuối năm bất chấp bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cùng với sự chú ý đang hướng tới các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ.
Giá vàng giao ngay chốt phiên này tăng 0,4% lên 2.019,37 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,1% lên 2.022,70 USD/ounce. Đồng USD đã giảm từ mức cao của 5 tuần, khiến kim loại quý này rẻ hơn cho những khách hàng nước ngoài.
3. Giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD/thùng
Trong phiên 15/5, giá dầu thế giới tăng 1 USD/thùng sau 3 phiên giảm giá liên tiếp, nhờ triển vọng nguồn cung thắt chặt tại Canada và các nước khác, dù cho những lo ngại về suy thoái vẫn gây sức ép lên thị trường.
Chốt phiên, giá dầu thô Brent Biển Bắc tăng 1,06 USD (1,4%) lên 75,23 USD/thùng, giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 1,07 USD (1,5%) lên 71,11 USD/thùng.
4. Mỹ sẽ mua 3 triệu thùng dầu thô cho kho dự trữ xăng dầu
Bộ Năng lượng Mỹ thông báo sẽ mua 3 triệu thùng dầu thô cho kho dự trữ xăng dầu chiến lược (SPR) để giao hàng vào tháng 8/2023 và yêu cầu gửi đơn hàng trước ngày 31/5.

Mỹ sẽ mua 3 triệu thùng dầu thô cho kho dự trữ xăng dầu
Bộ Năng lượng Mỹ đã báo hiệu cho các nhà lập pháp vào cuối tuần trước rằng có thể sớm bắt đầu mua lại dầu cho kho dự trữ sau đợt bán kỷ lục vào năm ngoái, khi giá tăng đột biến đã đẩy mức dự trữ dầu xuống thấp nhất kể từ năm 1983. Theo thông báo, giao dịch mua dầu thô mới sẽ được giao đến địa điểm Big Hill SPR ở Texas vào tháng 8/2023.
5. Ngân hàng trung ương Argentina tăng lãi suất lên 97%
Ngày 16/5, Ngân hàng trung ương Argentina (BoA) đã tăng lãi suất thêm 600 điểm cơ bản lên 97% khi chính phủ chuẩn bị công bố một loạt biện pháp nhằm ứng phó với tình trạng lạm phát tăng cao trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng Mười. Đợt tăng lãi suất trên là lần tăng lãi suất thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng, khi lạm phát hàng năm đạt gần 109% trong tháng Tư, nhằm tạo ra lợi nhuận thực tế bằng đồng nội tệ và ngăn chặn sự biến động tài chính kinh doanh .
Nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh đang trong tình thế khó khăn. Đồng peso đã mất 20% giá trị so với đồng USD chỉ trong một tuần vào giữa tháng Tư. Lạm phát năm 2022 đã lên mức cao nhất trong ba thập kỷ khi kết thúc năm ở mức 94,8%. Năm ngoái, hơn 39% dân số Argentina sống trong nghèo đói.
6. Nhật Bản cho phép tăng giá điện kể từ tháng 6/2023
Ngày 16/5, Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt phương án tăng giá điện kể từ tháng 6/2023 của 7 công ty điện lực lớn. Do chi phí nhiên liệu tăng cao, 5 công ty điện lực là Tohoku, Hokuriku, Shikoku và Okinawa đã đề nghị chính phủ cho phép tăng giá điện kể từ tháng 4/2023, 2 công ty Tokyo và Hokkaido đề nghị cho phép tăng giá điện từ tháng 6/2023. Mức tăng trung bình trong khoảng 28-48%.

Nhật Bản cho phép tăng giá điện kể từ tháng 6/2023
Sau khi Thủ tướng Fumio Kishida chỉ thị các cơ quan chức năng tiến thành thẩm tra một cách chặt chẽ cơ sở đề xuất tăng giá của các công ty, Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp Nhật Bản yêu cầu các công ty tính toán lại giá chi phí nhiên liệu, tỷ giá hối đoái. Đề xuất tăng giá điện của các công ty đã giảm xuống 14-38%. Dự kiến giá điện tiêu chuẩn của một hộ gia đình tại Nhật Bản sẽ tăng từ 2.078-5.323 yen (15,28-39,14 USD) kể từ ngày 1/6.
7. Nợ công của Italy lần đầu vượt mốc 3.000 tỷ USD
Theo Ngân hàng trung ương Italy (BoI), nợ công của nước này mức 2.790 tỷ euro (3.022 tỷ USD) trong tháng 3/2023, tăng so với mức 2.762 tỷ euro (2.992 tỷ USD) trong tháng trước đó. Đây là tháng thứ ba liên tiếp nợ công Italy tăng và là lần đầu tiên con số này vượt mức 3.000 tỷ USD.
Mặc dù nợ công tăng, song tỷ lệ nợ trên GDP của Italy đã giảm kể từ khi chạm mức cao kỷ lục khoảng 155% GDP trong giai đoạn đỉnh điểm đại dịch COVID-19 năm 2020. Nền kinh tế sau đó đã dần phục hồi và tỷ lệ nợ trên GDP đã giảm xuống 144%. Điều này khiến Italy trở thành một trong những nước có tỷ lệ nợ cao nhất trên thế giới.
8. Goldman Sachs bị phạt 7,2 triệu USD vì sai phạm trong báo cáo
Ngày 15/5, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã ra thông báo đã ra án phạt 6,63 triệu euro (7,2 triệu USD) áp lên “gã khổng lồ” tài chính Goldman Sachs của Mỹ vì đã báo cáo sai nhu cầu vốn.

Goldman Sachs bị phạt 7,2 triệu USD vì sai phạm trong báo cáo
Xem thêm: Nhịp sống tài chính kinh doanh – Ngày 15/5/2023
Ngân hàng Goldman Sachs chi nhánh châu Âu bị phát hiện đã vi phạm các quy tắc báo cáo rủi ro tín dụng vào các năm 2019, 2020 và 2021. Thông báo của ECB cho biết, trong 8 quý liên tiếp, ngân hàng đã báo cáo các tài sản có rủi ro tín dụng thấp hơn mức thực tế. Goldman Sachs đã “phân loại sai các rủi ro của mình”.
ECB phân loại vi phạm của Goldman Sachs là “nghiêm trọng”, mức thứ 3 trong số 5 mức có thể xảy ra. Ngân hàng trung ương này nhấn mạnh, những thiếu sót trong kiểm soát nội bộ đã khiến ngân hàng không phát hiện ra sai sót này một cách kịp thời.