So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Nhịp sống tài chính kinh doanh – Ngày 17/4/2023

Cập nhật nhịp sống tài chính kinh doanh ngày 17/4 cùng Top Đánh Giá Sàn

tài chính 1

Nhịp sống tài chính kinh doanh – Ngày 17/4/2023

1. Chứng khoán châu Á thận trọng khi khởi động tuần mới

Chứng khoán châu Á mở cửa khá thận trọng trong sáng 17/4, khi mùa báo cáo thu nhập của Mỹ bước vào giai đoạn sôi động. Ngoài ra, các số liệu sắp công bố của Trung Quốc sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chứng khoán Nhật Bản mở cửa cao hơn một chút. Trong 15 phút giao dịch đầu tiên, chỉ số Nikkei – 225 tại Tokyo đã tăng 58,02 điểm (0,2%) lên 28.551,49 điểm. Ngược lại, chứng khoán Hàn Quốc mở cửa giảm nhẹ khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về kế hoạch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Chỉ số Kospi giảm 3,74 điểm (0,15%) xuống 2.567,75 điểm trong 15 phút giao dịch đầu tiên.

Chứng khoán Trung Quốc cũng giảm điểm, tiếp nối đà giảm của chứng khoán Phố Wall. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 64,30 điểm (0,31%) khi mở cửa xuống 20.374,51 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải lùi 1,09 điểm xuống 3.337,06 điểm vào đầu phiên.

2. Giá vàng giảm tại châu Á

Giá vàng giảm trong phiên sáng 17/4 tại châu Á, khi đồng USD lên giá và khả năng Fed có thể tăng lãi suất thêm một lần sau khi số liệu kinh tế trong tuần trước trái chiều làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này. 

Giá vàng giao ngay giảm 0,2%, xuống 1.999,12 USD/ounce vào lúc 8 giờ 21 sáng (theo giờ Việt Nam). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,3%, xuống 2.009 USD/ounce. Chỉ số USD tăng 0,2%, khiến vàng đắt hơn với những người mua bằng các đồng tiền khác.

3. Giá dầu châu Á “neo” trên ngưỡng 80 USD/thùng

Giá dầu thế giới tăng trong phiên sáng 17/4 trên thị trường châu Á, nhờ lực đẩy từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+. Trong khi đó, giới đầu tư đang đón đợi số liệu kinh tế tài chính của Trung Quốc để tìm kiếm dấu hiệu nhu cầu phục hồi tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Vào 8 giờ 44 phút theo giờ Việt Nam, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 17 xu Mỹ lên 86,48 USD/thùng, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 14 xu Mỹ lên 82,66 USD/thùng.

Cả hai loại dầu này đã ghi nhận tuần tăng giá thứ tư liên tiếp trong tuần trước sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu toàn cầu cao kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày trong năm 2023, tăng 2 triệu thùng/ngày so với năm 2022.

4. Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 3,8% trong quý I/2023

Trung Quốc dự kiến sẽ công bố tốc độ phục hồi nền kinh tế vào ngày 18/4. Các nhà phân tích do hãng tin AFP thăm dò ý kiến kỳ vọng rằng trong quý I/2023 kinh tế Trung Quốc sẽ tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế tài chính lớn thứ hai thế giới vẫn bị ảnh hưởng bởi một loạt các cuộc khủng hoảng, từ lĩnh vực bất động sản ngập trong nợ nần cho đến niềm tin của người tiêu dùng giảm sút, lạm phát toàn cầu gia tăng và nguy cơ suy thoái ở những nơi khác.

tài chính 2

Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 3,8% trong quý I/2023

Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 3% trong cả năm ngoái, mức yếu nhất trong nhiều thập kỷ. Một cuộc thăm dò các nhà phân tích của hãng tin AFP dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm nay, và gần như phù hợp với dự báo 5,2% của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

5. Apple đặt mục tiêu sử dụng 100% pin coban tái chế vào năm 2025

Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, cho biết, Apple đặt mục tiêu tới năm 2025, toàn bộ các thiết bị của hãng sẽ sử dụng 100% pin coban tái chế. Bên cạnh đó, Apple cũng sẽ dự kiến đưa vào sử dụng các nguyên tố đất hiếm tái chế một số thành phần trong thiết bị của hãng trong khi các thiết kế bảng mạch in độc quyền cũng sẽ được sử dụng 100% chất hàn thiếc tái chế và mạ vàng. 

Mục tiêu đổi mới của Apple là nhằm tạo ra sự phong phú cho cuộc sống con người cũng như giúp bảo vệ hành tinh khỏi ô nhiễm. Nhà sản xuất iPhone đang nỗ lực để trở nên thực sự trung tính với carbon, bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng và vòng đời của mọi sản phẩm vào năm 2030. Trước đó vào đầu tuần, Apple cho biết đã tăng gấp đôi khoản đầu tư cho các dự án khí thải carbon.

6. Merck mua lại Prometheus với giá gần 11 tỷ USD

“Gã khổng lồ” trong ngành dược phẩm Mỹ Merck cho biết sẽ mua lại công ty công nghệ sinh học Prometheus Biosciences có trụ sở tại bang California với giá gần 11 tỷ USD.

tài chính 3

Merck mua lại Prometheus với giá gần 11 tỷ USD

Hai công ty “đã đạt được thỏa thuận cuối cùng mà theo đó Merck, thông qua một công ty con, đã đồng ý mua Prometheus với giá 200 USD/cổ phiếu bằng tiền mặt, tức giá trị vốn hóa khoảng 10,8 tỷ USD”. Prometheus đang phát triển thuốc điều trị cho các bệnh tự miễn, trong đó có viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn (một dạng bệnh viêm ruột xuyên thành mạn tính).

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Merck, ông Robert Davis, cho biết thương vụ này sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của Merck và góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty này trong 10 năm tới.

7. Panasonic cân nhắc xây dựng nhà máy pin EV thứ ba tại Mỹ

Panasonic Holdings (Nhật Bản), đối tác cung cấp pin cho hãng xe ô tô điện (EV) Tesla Inc, cho biết đang xem xét xây dựng một nhà máy sản xuất pin ở Oklahoma, nhà máy thứ ba tại Mỹ của công ty này.

Panasonic đã ký một thỏa thuận với bang Oklahoma xác định tính đủ điều kiện và các điều khoản ưu đãi theo Đạo luật LEAD của bang này. Đạo luật LEAD là một gói những ưu đãi mà bang Oklahoma dành để thu hút các công ty lớn đến với Khu công nghiệp MidAmerica ở Pryor. Các nguồn thạo tin cho biết, Panasonic đang đàm phán với Stellantis và BMW về việc xây dựng một nhà máy EV mới ở Bắc Mỹ.

8. Hermès hưởng lợi khi những khách hàng giàu có chịu chi 

Hermès, nhà sản xuất túi Birkin và Kelly với giá trên 5.000 bảng (6.256 USD)/sản phẩm, công bố doanh số bán tăng 23% trong quý I/2023, trở thành nhà sản xuất hàng xa xỉ được hưởng lợi khi những khách hàng giàu có chịu chi giữa lúc khủng hoảng sinh hoạt phí.

tài chính 4

Hermès hưởng lợi khi những khách hàng giàu có chịu chi

Giám đốc Tài chính Hermès, Eric du Halgouët, cho biết công ty của Pháp đã chứng kiến lượng khách hàng lớn ghé thăm các cửa hàng, đặc biệt là ở châu Á cũng như Italy và Anh, nhờ đó doanh số bán quý đầu năm đạt 3,4 tỷ bảng.

Theo Hermès, nhu cầu đối với những chiếc túi da đắt đỏ là quá lớn và công ty đã phải xây dựng một loạt nhà máy sản xuất thủ công để tăng cường sản lượng. Tuần trước, công ty đã mở nhà máy mới ở Louviers, Normandy, tuyển 140 nhân công để sản xuất túi Kelly và có kế hoạch tăng gấp đôi số lao động trong 4 năm. Hermès cũng đang xây dựng các nhà máy mới ở Sormonne và Riom, để tăng sản lượng các sản phẩm da thêm 7%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *