So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Chi Tiết Về Những Lợi Ích Và Rủi Ro Của Seller Own Fleet

Nếu bạn là một tín đồ mua sắm thì chắc chắn không thể bỏ qua những sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay trên thị trường như Shopee, Lazada, Sendo,…Trong số đó, sàn thương mại Shopee đang được người tiêu dùng sử dụng rất nhiều vì tại đây đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng và thường xuyên có các chương trình sale, khuyến mãi cho người mua. 

Quan trọng hơn, chắc chắn đã có một số khách hàng biết tin ở Shopee có một đơn vị vận chuyển mới xuất hiện gần đây là Seller Own Fleet. Vậy nó là đơn vị vận chuyển như thế nào? Lợi ích và rủi ro của Seller Own Fleet ra sao? Cùng Topdanhgiasan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Tìm Hiểu Sơ Lược Seller Own Fleet Là Gì?

Trước khi phân tích các lợi ích và rủi ro của Seller Own Fleet, hãy cùng tìm hiểu khái niệm là gì? Seller Own Fleet là một trong các hình thức vận chuyển ở Shopee dành cho các nhà bán hàng. Đặc biệt hơn, nền tảng này là nền tảng độc quyền ở sàn thương mại điện tử Shopee.

Ở SOF, đối tượng kinh doanh sẽ có quyền quản lý quá trình giao hàng của mình thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực riêng biệt của mình mà không cần phải phụ thuộc bên vận chuyển thứ ba hay những dịch vụ vận chuyển ở bên ngoài. Seller Own Fleet giao quyền tự chủ cho các nhà kinh doanh để đảm bảo được hàng hóa đến tay khách hàng một cách tối ưu nhất. 

Các khách hàng có thể hiểu đơn giản, tương tự như một tính năng nhằm cho phép các nhà kinh doanh tự quản lý cũng như sở hữu một phương tiện vận chuyển riêng cho mình. Đa số, khi các khách hàng mua hàng tại Shopee đều nhận thấy các nhà bán hàng đều liên kết với đơn vị vận chuyển thứ 3 để họ điều hành việc vận chuyển.

Nhưng ở SOF, nhà kinh doanh sẽ tự tạo đơn, tự vận chuyển đến kho của chính họ rồi giao đến địa chỉ của người mua. Điều nay, đảm bảo được tính an toàn, chất lượng cho hàng hóa của khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của chính họ. 

Tìm Hiểu Sơ Lược Seller Own Fleet Là Gì?

Tìm Hiểu Sơ Lược khái niệm Là Gì?

Những Lợi Ích Và Rủi Ro Của Seller Own Fleet

Để hiểu hơn về SOF, Topdanhgiasan đã tổng hợp những lợi ích và rủi ro của Seller Own Fleet như sau:

Lợi ích của Seller Own Fleet

  • Tính an toàn hàng hóa: Seller Own Fleet cam kết sẽ đảm bảo về tính an toàn trong quá trình vận chuyển nhằm xây dựng niềm tin đối với người bán và người mua.  
  • Nâng cao tính linh hoạt: Người kinh doanh được quyền quản lý độc lập mang đến sự linh hoạt cao khi hoạt động mô hình Seller Own Fleet. Điển hình là người bán sẽ linh hoạt trong việc vận hành, kiểm tra, xử lý hàng hóa. Từ đó quá trình vận chuyển diễn ra một cách thuận lợi
  • Chi phí vận chuyển giảm: Sử dụng Seller Own Fleet sẽ làm giảm đi chi phí vận chuyển cho người bán bởi vì họ không cần phải trả phí cho bên đơn vị vận chuyển hay bên thứ ba khác. Người bán dễ dàng kiểm soát được các chi phí cần thiết như bảo trì xe, lương cho người vận chuyển,…..
  • Cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ mới: Seller Own Fleet mang đến cho khách hàng một trải nghiệm giao hàng đáng tin và nhanh chóng. Nhờ đó mà người mua có thể đánh giá tích cực về tính tiện lợi và tối ưu trong việc giao nhận hàng ở SOF của Shopee. Ngoài ra, giúp cho người mua nhận được những ưu đãi khác nhằm nâng cao giá trị mua sắm của họ tại Seller Own Fleet Shopee. 
  • Trực tiếp kiểm soát: Người kinh doanh được giao quyền kiểm soát trực tiếp trong quá trình giao hàng và vận chuyển, giúp họ tối ưu hóa về thời gian, chất lượng, khả năng vận hành,….theo nhu cầu mà họ đề ra. 
  • Khả năng tùy chỉnh: cho phép người bán tùy chỉnh hoạt động vận chuyển để có thể đáp ứng được các nhu cầu dịch vụ từ người mua. Khi đã đáp ứng được nhu cầu từ khách hàng bằng cách được ra những giải pháp tốt nhất thì họ sẽ nhận được sự tin tưởng từ người mua. 
  • Tạo thương hiệu: Với hình thức vận chuyển SOF, hiện nay ít người kinh doanh lẻ sử dụng vì vậy khi bạn sử dụng sẽ đem đến cho khách hàng một trải nghiệm độc đáo. Điều này sẽ tạo dựng được hình ảnh thương hiệu của người bán theo hướng tích cực và dễ dàng hơn. 
  • Bảo mật thông tin: giúp người kinh doanh kiểm soát về bảo mật thông tin vận chuyển và các thông tin cá nhân và khách hàng bằng cách sử dụng hệ thống bảo mật cao nhằm giảm rủi ro về việc xâm phạm thông tin và bảo mật 
  • Theo dõi dữ liệu: cung cấp cho người bán khả năng theo dõi hiệu suất và dữ liệu vận chuyển chi tiết. Nhờ đó, người bán sẽ cải thiện được các hạn chế của mình và áp dụng phương pháp vận chuyển phù hợp để nâng cao chất lượng. 
  • Khả năng quản lý hàng tồn kho: hỗ trợ khả năng quản lý tồn kho cho người kinh doanh thông qua việc cung cấp các thông tin liên quan đến hàng hóa để họ nắm bắt được hàng hóa đang thất thoát như thế nào

Hạn chế của Seller Own Fleet

  • Thời gian giao hàng: Hạn chế đầu tiên là thời gian giao hàng không được đảm bảo, lý do là vì ảnh hưởng từ các yếu tố khác như thời tiết, tình trạng giao hàng, tình trạng giao thông dẫn đến quá trình vận chuyển hàng đến người mua bị chậm trễ không chính xác như thời gian giao hàng dự kiến đã được thông báo trước đây. 
  • Phạm vi vận chuyển giới hạn: chỉ hỗ trợ giao hàng ở một số khu vực nhất định. Việc mở rộng phạm vi vận chuyển đối với Seller Own Fleet đang còn là một hạn chế lớn, nó ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng
  • Chi phí dịch vụ cao: Mặc dù Seller Own Fleet tiết kiệm được chi phí đối với bên thứ ba nhưng lại có phí dịch vụ vận chuyển cao hơn các đơn vị vận chuyển khác. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến giá của sản phẩm và sẽ không giúp người kinh doanh cạnh tranh được trên thị trường. 
  • Tính tin cậy về người vận chuyển: Hiện nay, nhân viên vận chuyển của Seller Own Fleet chưa có sự tin cậy cao đối với khách hàng. Hình ảnh nhân viên vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến tính uy tín của người kinh doanh. Để xây dựng được tính tin cậy, họ cần phải quan tâm đến việc đào tạo người vận chuyển nhằm đảm bảo được tính chuyên nghiệp khi thực hiện công việc giao hàng.
  • Chi phí ban đầu: Việc quản lý và kiểm soát một nhân lực vận chuyển cho riêng mình, người bán phải cần đầu tư một số chi phí lớn để mua xe, bảo trì, trả lương cho người vạn chuyển,…..
  • Tính hiệu quả: Nếu người kinh doanh không quản lý tốt thì nguồn nhân lực vận chuyển của họ sẽ không hiệu quả bằng các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp có trên thị trường hiện nay. Thời gian giao hàng chậm, sự cố khi vận chuyển sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy tín và hình ảnh của người bán. 
  • Thực hiện nhiệm vụ pháp lý: Người kinh doanh khi sử dụng hình thức vận chuyển Seller Own Fleet phải tuân thủ các quy định và quy tắc pháp lý đã được đề ra liên quan đến hàng hóa, vận chuyển như quy định hàng hóa được gửi, quy tắc về an toàn giao thông, quy định về môi trường,…..
  • Tính cạnh tranh: Ở sàn thương mại điện tử như Shopee đòi hỏi sự cạnh tranh, vì vậy người bán phải cân nhắc trong việc chi trả các chi phí và hiểu được việc sở hữu, quản lý một đội ngũ vận chuyển riêng sẽ có gì bất lợi so với việc liên kết với bên thứ ba. 
  • Mất lạc hàng hóa: Nhìn chung, việc quản lý hàng tồn kho và khả năng vận chuyển ở Seller Own Fleet sẽ khiến cho người bán đối mặt với những khó khăn như hàng hóa dễ bị hỏng, mất khi vận chuyển. 
  • Khả năng cung cấp sản phẩm: Việc quản lý và kiểm soát ở Seller Own Fleet không hề dễ dàng, nếu người bán không điều chỉnh được giữa việc quản lý vận chuyển thì khả năng cung cấp, sản xuất hàng hóa của mình sẽ giảm đi. 

Xem thêm:

Những Lợi Ích Và Rủi Ro Của Seller Own Fleet

Những Lợi Ích Và Rủi Ro

Các Lưu Ý Khi Seller Own Fleet Giao Hàng Bị Hư Hỏng 

Sau khi biết được các lợi ích và rủi ro của Seller Own Fleet, người bán cần lưu ý thêm về việc người mua nhận hàng nhưng có tình trạng hư hỏng khi vận chuyển từ Seller Own Feel thì người mua có thể thực hiện những điều sau:

  • Liên hệ cho người kinh doanh (người bán): Người mua hãy liên hệ ngay cho người bán khi phát hiện sản phẩm bị hư, hỏng,…Bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm bị hư hỏng và mô tả tình trạng sản phẩm chi tiết. 
  • Cung cấp hình ảnh sản phẩm: Khách hàng hãy gửi hình ảnh sản phẩm hu hỏng cho người bán để họ giải quyết và nắm bắt được tình hình về trạng thái của sản phẩm:
  • Yêu cầu sản phẩm: Nếu sản phẩm người mua bị hư hỏng nặng thì bạn hãy yêu cầu người bán đổi hoặc trả sản phẩm cho bạn hoặc có thể yêu cầu hoàn tiền. 
  • Theo dõi tình hình xử lý: Người mua phải theo dõi quá trình xử lý của người bán đối với sản phẩm bị hư hỏng. Nếu một thời gian không nhận được phản hồi từ người kinh doanh, hãy lập tức liên hệ đến Shopee để được giải quyết vấn đề. 
  • Theo dõi quá trình xử lý: Khách hàng nên theo dõi quá trình xử lý khi yêu cầu đổi/trả sản phẩm với người bán. Nếu sau một thời gian nhất định mà không nhận được phản hồi từ người bán, khách hàng có thể liên hệ với Shopee để được hỗ trợ giải quyết vấn đề.

Ở Seller Own Fleet Shopee đối với những sản phẩm bị hư hỏng từ bên vận chuyển, người bán phải chịu trách nhiệm và tiếp nhận những yêu cầu về sản phẩm của khách hàng. Người bán sẽ phụ thuộc và chính sách đổi hoặc trả hàng của từng đối tượng để xử lý như đổi sản phẩm, trả sản phẩm mới, hoàn tiền,….

Các Lưu Ý Khi Seller Own Fleet Giao Hàng Bị Hư Hỏng 

Các Lưu Ý Khi Seller Own Fleet Giao Hàng Bị Hư Hỏng

Kết Luận

Trên đây là bài viết của Topdanhgiasan phân tích về các lợi ích và rủi ro của Seller Own Fleet. Mong rằng bài viết này sẽ giúp người mua và người bán hiểu rõ được những kiến thức liên quan đến SOF. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *