

Tín hiệu giao dịch cung cấp cho trader các thông tin để quyết định việc mua bán cổ phiếu dựa trên các cơ sở phân tích mang tính khách quan, loại bỏ hoàn toàn yếu tố cảm xúc. Ngoài ra, các tín hiệu này còn có thể giúp trader xác định thời điểm thích hợp để tăng/giảm tỷ trọng vốn trong danh mục đầu tư theo diễn biến của thị trường. Những tín hiệu thị trường phổ biến với giới đầu tư

Những tín hiệu thị trường phổ biến
Phân tích kỹ thuật là một phần không thể thiếu trong bất kỳ bộ công cụ lựa chọn cổ phiếu nào. Khi được phân tích đúng cách, các chỉ báo kỹ thuật có thể giúp nhà giao dịch xác định những điểm uốn quan trọng để ra quyết định phù hợp.
Với một loạt các chỉ báo về xu hướng, đà giá, khối lượng và độ biến động dễ tiếp cận; nhà đầu tư có thể kết hợp chúng để tìm ra những gì phù hợp nhất với chiến lược của họ. Tuy nhiên, điều này vừa tốt lại vừa không tốt vì có thể khó biết cái nào quan trọng, cái nào không.
Dưới đây là 3 tín hiệu thị trường phổ biến và hiệu quả nhất mà các trader thường sử dụng.
Xem thêm
- Chỉ báo Awesome Oscillator và cách giao dịch
- Nền tảng DeFi Wintermute bị tin tặc tấn công lấy đi 160 triệu USD
- Liệu Aiko Markets có phải là sàn môi giới giao dịch lừa đảo?
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Chỉ số RSI thể hiện sức mạnh cổ phiếu
- RSI là đồ thị thể hiện sức mạnh hiện tại và lịch sử của một cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường dựa trên giá đóng cửa của những giao dịch gần nhất. Chỉ báo RSI được phân loại là một bộ dao động động lượng.
- Cách thức hoạt động: RSI dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Chỉ số dưới 30 thường được coi là nằm trong vùng quá bán. Trong khi chỉ số trên 70 thường được coi là nằm trong vùng quá mua.
- Bạn có thể kiếm tiền thông qua việc sử dụng RSI bằng cách xác nhận và dự báo xu hướng mới. Ví dụ, nếu giá và RSI xác nhận cho nhau, thì xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, nếu RSI và giá phân kỳ, hãy để ý đến việc đảo ngược xu hướng hiện tại. Các nhà giao dịch thiết lập lệnh mua và bán dọc theo ngưỡng quá mua và quá bán để dự đoán chiều xu hướng và lợi nhuận khi kế hoạch đạt kết quả.
- Lưu ý: Xu hướng thường kết thúc khi chúng đạt ngưỡng quá mua và quá bán.
Chỉ số cân bằng khối lượng (OBV)
Chỉ số cân bằng khối lượng (OBV)
- OBV là một chỉ báo khối lượng, có chức năng đo lường động lực của xu hướng dựa vào mối tương quan trong sự di chuyển của giá và khối lượng. Hoặc là động lực của xu hướng được củng cố, thị trường tiếp diễn xu hướng hoặc là động lực của xu hướng đang dần yếu đi, thị trường có khả năng đảo chiều sang xu hướng mới.
- Cách thức hoạt động: OBV tính toán mức tích lũy bằng cách so sánh khối lượng với giá. Đừng lo lắng về các con số thực tế. Đường xu hướng là điều quan trọng ở đây.
- Bạn có thể kiếm tiền thông qua hướng đi của đường OBV. Sử dụng công cụ này cùng với đường xu hướng giá để xác nhận hoặc loại bỏ xu hướng hiện tại. Nếu cả OBV và đường xu hướng giá đi theo cùng hướng, hãy dự kiến xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục. Nếu chúng phân kỳ, hãy để ý đến việc đảo ngược giá.
- Lưu ý: Giá đi theo khối lượng.
Đường trung bình động đơn giản (SMA)
Đường trung bình động đơn giản (SMA)
- SMA là các chỉ báo xu hướng trễ, được dùng để xác định xu hướng hay việc đảo ngược, và hỗ trợ hay kháng cự trong khoảng thời gian cụ thể.
- Cách thức hoạt động: SMA đo lường giá đóng cửa trước đó và chia cho số giai đoạn (20, 50 và 200 ngày) để xác định giá trị hiện tại của SMA.
- Bạn có thể kiếm tiền bằng cách sử dụng các điểm chéo để xác định điểm vào hoặc thoát. Ví dụ, khi đường trung bình động ngắn hạn (SMA 50 ngày) nằm dưới đường trung bình động dài hạn (SMA 200 ngày); nó sẽ được gọi là điểm giao cắt tử thần – tín hiệu giá giảm mạnh. Tuy nhiên, khi đường trung bình động ngắn hạn nằm trên đường trung bình động dài hạn; nó sẽ được gọi là điểm giao cắt vàng – tín hiệu giá tăng mạnh. Hãy định vị phù hợp và gặt hái lợi nhuận.
- Lưu ý: Xu hướng là người bạn của bạn.
Những lưu ý khi sử dụng tín hiệu thị trường
Mặc dù phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà giao dịch loại bỏ sự không chắc chắn; tốt nhất hãy kết hợp các yếu tố cơ bản và phân tích kỹ thuật để xác nhận hay bỏ qua xu hướng và ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn kế hoạch tham gia hay rút lui cho mọi giao dịch. Phương pháp dựa trên bằng chứng sẽ có hiệu quả nhất.
Bạn đừng quên rằng luôn có rủi ro thua lỗ khi sử dụng vốn. Điều quan trọng là bạn theo dõi các tín hiệu thị trường và giao dịch có kỷ luật. Đó chính là bí quyết của thành công