Search
Generic filters

Tìm nhiều nhất: SwissmesFX ProACX

  1. Trang chủ
  2. /
  3. Tin Tức
  4. /
  5. Proof of Work (PoW) là gì? Thông tin chi tiết về POW

Proof of Work (PoW) là gì? Thông tin chi tiết về POW

Những nhà giao dịch crypto, chắc hẳn đã nghe qua cái tên Proof of Work (PoW) nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Với bài viết hôm nay của Topdanhgiasan, sẽ cùng mọi người tìm hiểu Proof of Work là gì? Và tầm quan trọng của nó như thế nào đối với thị trường tiền điện tử? Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

Trên thị trường tiền điện tử hiện nay, số lượng người tham gia ngày càng tăng. Đồng nghĩa với việc, tiền điện tử đang nhận được sự quan tâm và chú ý từ các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để tham gia đầu tư một cách hiệu quả thì các trader cần có kiến thức đầy đủ về danh mục mình chọn.

Những nhà giao dịch crypto, chắc hẳn đã nghe qua cái tên Proof of Work (PoW) nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Với bài viết hôm nay của Topdanhgiasan, sẽ cùng mọi người tìm hiểu Proof of Work là gì? Và tầm quan trọng của nó như thế nào đối với thị trường tiền điện tử? Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Proof of Work 

Proof of Work là gì?

Proof of Work là gì? Proof of Work (viết tắt PoW) được gọi là bằng chứng công việc. Là một trong những cơ chế đồng thuận trong thị trường Blockchain ra đời từ rất sớm. Nó được áp dụng cho những đồng tiền điện tử có giá thị ở thời điểm hiện nay và đang trở thành một trong những cơ chế đồng thuận quen thuộc trên thị trường tiền điện tử. 

Có thể hiểu theo một cách đơn giản thì thuật toán PoW yêu cầu những người dùng được xác nhận hay thêm dữ liệu giao dịch trên nền tảng blockchain cần thực hiện một khối công việc. Khối công việc đó là cần phải có một bài toán đố và từ đó giao dịch trên nền tảng blockchain được tin cậy hơn và hoat động một cách ngang hàng không cần thông qua bên thứ ba

Tìm hiểu về Blockchain và cách hoạt động của Blockchain

Sự ra đời của Proof of Work 

Theo như thông tin, Satoshi Nakamoto là cha đẻ về ý tưởng thuật toán Proof of Work tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Vậy ý tưởng về Proof of Work từ đâu? Và sự ra đời của Proof of Work như thế nào? Cùng xem qua các thông tin dưới đây:

  • Do cuộc tấn công mạng ngày càng nhiều vì thế 2 nhà học giả Cynthia Dwork và Moni Naor là quyết định sáng lập ra Proof of Work tại thời điểm năm 1993 với mục đích ngăn chặn tình trạng tấn cộng mạng xảy ra nhiều hơn 
  • Năm 1997, Adam Back đã nêu ra quá trình cơ chế chống “Double Spending Protection” trong Whitepaper của HashCash
  • Năm 1999, thông qua bài báo về “Proof of Work và Bread Pudding Protocols”, Mark Jakobsson đã tạo ra khái niệm Proof of Work, nhưng tại thời điểm dó Pow không có các công dụng nổi bật.
  • Năm 2004, Hal Finney đã dùng thành công về khái niệm Proof of Work thông qua cơ chế “Reusable Proof of Work” vào thị trường điện tử như một hồ sơ giải đáp bảo mật
  • Năm 2008, Satoshi Nakamoto đã công bố Whitepaper của Bitcoin được xem là hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng. Để thực hiện được điều này, BItcoin đã dùng phương pháp Proof of Work với mục đích xácminh giao dịch trên mạng lưới của mình. Và đồng thời, ngày 12/10/2009 Satoshi Nakamoto đã gửi 10 BTC cho Hal Finney
  • Kể từ đó đến nay, cơ chế Proof of Work đã trở thành một trong các cơ chế được nhiều người biết đến trên thị trường tiền điện tử
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Proof of Work 

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Proof of Work

Mục Đích Của Proof of Work

Cơ chế của Proof of Work từ lúc ra đời cho đến bây giờ vẫn giữ nguyên mục đích chính đó là bảo mật mạng lưới. Với cơ chế của PoW trong nền tảng blockchain có tác dụng bảo vệ mạng lưới thoát khỏi các cuộc tấn công từ DoS. Khi hacker tấn công vào mạng lưới có sử dụng thuật toán PoW sẽ cần có các tài nguyên như thời gian, sức mạnh để tính toán và điều này khiến cho cuộc tấn công vào mạng lưới trở nên khó khăn và tốn kém. 

Thuật toán này còn sẽ có ít khả năng ảnh hưởng về khai thác của các thợ đào. Chỉ cần có nguồn tài nguyên đủ lớn để tham gia vào khai thác chứ không quan trọng bạn sở hữu bao nhiêu coin. Nếu thợ đào không đủ sức mạnh về tính toán thì có thể chọn lựa tham gia vào Mining Pool và từ đó có thể biết cách sử dụng sức mạnh tính toán đẻ đào toàn bộ Pool.

Mục Đích Của Proof of Work

Mục Đích Của Proof of Work

Cách Hoạt Động Của Proof of Work

Khi thực hiện giao dịch trên Proof of Work, sẽ được gom lại một block và một số giao dịch khác. Thợ đào sẽ dùng hệ thống máy đào bao gồm các máy tính có cấu hình mạnh để xác nhận giao dịch. Hệ thống sẽ đưa ra những câu đố toán học khó và phức tạp.

Nhiệm vụ của thợ đào là cần tận dụng sức mạnh của hệ thống đào để giải được câu đố. Sau khi đã giải được, hệ thống sẽ thông báo với những thợ đào cón lại. Nếu những câu trả lời đó là chính xác thì block mới được tạo ra và lúc đó giao dịch sẽ được xác nhận.  Khi đã hoàn tất xong, mỗi thợ đào nhận được phần thưởng là phí giao dịch và các khối. Cần chú ý, với quá trình này làm tiêu tốn rất nhiều năng lượng, thời gian và nhiều tài nguyên. 

Khi bắt gặp các câu đố khó, hệ thống máy của thợ đào sẽ mất đi nhiều thời gian để tìm câu giải đáp, quá trình này sẽ không tạo ra block mới và dẫn đến hệ thống sẽ bị tắc nghẽn và giao dịch sẽ không tiếp tục tiến hành. Và nếu như câu đố dễ, sẽ làm hệ thống dễ bị tấn công và các giao dịch có khả năng bị làm giả. Cho nên để giải quyết những vấn đề này, Proof of Work đưa ra thuật toán điều chỉnh độ khó phù hợp với tốc độ đào của các thợ. Và có thể mở ra một block mới với thời gian được cố đinh.

Cách Hoạt Động Của Proof of Work

Cách Hoạt Động Của Proof of Work

Ưu Và Nhược Điểm Của Proof of Work

Để hiểu thêm về Proof of Work, các nhà đầu tư cần biết được cơ chế này có các ưu điểm và nhược điểm nào cho người dùng. Xem qua các ưu và nhược điểm của PoW

Ưu điểm

  • Đảm bảo độ an toàn về mạng lưới: Với cơ chế Proof of Work, khối công việc cần giải quyết nếu hack vào một blockchain là điều không thể. Khi hệ thống càng phát triển, số lượng giao dịch càng tăng theo chính ví vậy rất khó để tấn công vào mạng lưới
  • Thông tin trên blockchain sẽ được cung cấp, cập nhập một cách rõ ràng, minh bạch và có tính tập trung
  • Thúc đẩy và tạo độ cạnh tranh của thợ đào: Việc thưởng cho những thợ đào giải quyết các block đầu tiên, Proof of Work sẽ thúc đẩy các thợ đào làm việc một cách nghiêm túc, chính xác và nhanh chóng hơn 

Nhược điểm

  • Không hoàn toàn phi tập trung: Vì phần thưởng chỉ dành cho những thợ đào đầu tiên cho nên đa số các thợ đào khác sẽ không thu thập được nên sẽ kết hợp lại với nhau, tạo nên nhiều mining pool để có sức mạnh lớn để đến đích nhanh. Từ việc này để lại hệ quả, khi một mining pool quá lớn trên 50% của tổng các máy đào thì sẽ không còn phi tập trung và sẽ bị thao túng bởi mining pool gây nên và không được minh bạch trên mạng lưới
  • Mỗi block chứa một lượng giao dịch và phải chờ một thời gian cho block được thành lập để xác nhận giao dịch, khi mạng lưới và lượng giao dịch ngày càng tăng thì việc giao dịch bị ùn ứ là điều có thể xảy ra  
  • Tốn nhiều nguồn năng lượng: Với một mạng lưới đang phát triển, số lượng giao dịch nhiều thì bài toán sẽ càng khó. Cho nên cần phải có nhiều năng lượng để giải được bài toán.
  • Cuộc tấn công 51%: Khi một nhóm hay người dùng kiểm soát sức mạnh khai thác thì các kẻ tấn công có sức mạnh để kiểm soát mạng. Họ có thê tạo ra các block độc quyền và nhận phần thưởng từ nó vì họ ngăn chặn được các thợ đào hoàn thành block và có cơ hội đảo ngược các giao dịch.
Ưu Và Nhược Điểm Của Proof of Work

Ưu Và Nhược Điểm Của Proof of Work

Tại Sao Proof of Work Lại Quan Trọng?

Proof of Work tạo ra một môi trường phi tập trung cực kỳ an toàn, việc tấn công vào mạng lưới Proof of Work sẽ trở nên khó khăn hơn. Để tấn công được vào mạng lưới thì cần phải có hơn 50% sức mạnh máy tính trên toàn thế giới. của mạng lưới. Thuật toán điều chỉnh độ khó và dễ ở mức ổn định. Vì lẽ đó mà nguồn cung đưa ra thị trường sẽ đồng đều và làm thúc đẩy các thợ đào có tinh thần hơn khi đào coin.

Proof of Work tạo ra cơ chế đồng thuận mà tại đó những thợ đào bắt buộc phải xác nhận giao dịch và tuân theo để bảo đảm an toàn mạng lưới của blockchain, nhờ các yếu tố dưới đây:

  • Proof of Work cung cấp cho các miner động lực làm việc thông qua hình thức trả thưởng cho những block mới. Nhờ đó mà các thợ đâò làm việc có trách nhiệm và xác nhận giao dịch chính xác, đầy đủ hơn. Nếu xảy ra trường hợp sai thì các node khác sẽ thay thế block của họ và kết quả là các thợ đào không nhận được bất kỳ phần thưởng nào.
  • Để trở thành một phần trong mạng lưới, thợ đâò cần một dàn máy tính mạnh và có nguồn năng lượng ổn định để giải được các bài toán. 

Tìm hiểu về Coinmarkercap là gì? marketcap là gì?

Tại Sao Proof of Work Lại Quan Trọng?

Tại Sao Proof of Work Lại Quan Trọng?

Proof of Work Có Được Bảo Mật Không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi Proof of Work có bảo mật tốt không? Theo nguồn thông tin về PoW, đây là thuật toán có tính bảo mật cao vì chịu được BFT, Thêm vào đó, cách hoạt động của nó làm cho chế độ bảo mật rõ hơn. Mỗi hash của khối sẽ chứa một hash ở khối trước, do diều này mà làm tăng tính bảo mặt và ngăn chặn được bất kỳ khối vi phạm trên blockchain. 

Muốn thay đổi một khối, thì thợ đào cần tạo ra một khối mới cùng với khối mẹ. Để làm được điều này phải tạo lại tất cả chuỗi khối và làm lại những công việc họ làm. Nhờ vào đây, mà blockchain tránh được các nguy cơ, hành vi giả mạo.  

Proof of Work Có Được Bảo Mật Không?

Proof of Work Có Được Bảo Mật Không?

Đồng Nào Sử Dụng Proof of Work?

Nhắc đến cơ chế đồng thuận Proof of Work, các trader đều nghĩ đến đồng coin phổ biến nhất hiện nay là Bitcoin. Tuy nhiên vẫn còn nhiều đồng coin khác sử dụng trong thuật toán này. Hiện nay, nhiều thợ đào muốn tìm một cơ hội mới để thay thế Bitcoin trước khi đến giai đoạn giảm một nửa nhưng điều này không dễ dàng. Vậy ngoài đồng Bitcoin còn có đồng tiền điện tử tốt để đào? Dưới đây là các đồng coin bạn có thể xem qua:

  • Litecoin: Có tính năng SegWit để tăng giới hạn kích thước về khối thông qua xóa các dữ liệu ra khỏi mạng lưới. Litecoin khác biệt với Bitcoin là có thời gian giao dịch rất nhanh với mức giá thấp.
  • Bitcoin Cash: Là altcoin con của mạng Bitcoin hard fork. Tuy nhiên, nó sử dụng thuật toán đồng thuận bảo mật của PoW nhưng là nạn nhân của cuộc tấn công 51%
  • DASH: Được đánh giá là nhanh hơn và kín đáo trong việc giao dịch hơn là trong crypto. Điểm cộng lớn nhất của đồng coin này là giao dịch tức thời để những thợ đào có thời gian đầu tư vào đồng này.
  • Ethereum Classic: Mặc dù Ethereum 2.0 đã đổi sang PoS, Ethereum Classic vẫn đang dùng PoW đồng thuận để bảo mật mạng lưới. Nhưng Ethereum Classic có khả năng bị tấn công 51% vì chỉ là một chuỗi nhỏ và sẽ gây nên chỉ tiêu kép về đồng coin
  • ZCash: Đồng này có mục đích cung cấp sự riêng tư một cách ẩn danh không giống với những tiền điện tử khác. ZCash dùng cùng hàm hash Proof of Work SHA-256
  • Monero: Là loại altcoin phổ biến khác với PoW. Đây là một tiền điện mã nguồn mở, nó tập trung vào việc trao đổi, minh bạch, riêng tưvà phi tập trung thông qua sổ cái công khái

Altcoin là gì? Đầu tư Altcoin nào tốt trong năm 2023

Đồng Nào Sử Dụng Proof of Work?

Đồng Nào Sử Dụng Proof of Work?

Proof of Work Tương Lai Như Thế Nào?

Proof of Work có nhược điểm tiêu hao quá nhiều năng lượng cho nên hiên nay càng phải phát triển các phương thức khác nhằm giảm việc tiêu tốn năng lượng như PoS, PoET,… Ngay cả Ethereum đang phát triển Ethereum 2.0 với cơ chế Proof of Stake để giải viết những vấn đề liên quan đến tiêu hao năng lượng. Việc này, làm tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến môi trường.

Tuy nhiên, nhìn vào khía cạnh tích cực thì đây có thể là nguyên nhân làm tăng giá trị đồng coin của Blockchain. Việc tốn ít chi phí và dễ dàng làm vô hình những đồng coin khác cho nên nguyên nhân này khiến nhiều thợ đào chọn lựa Bitcoin để sử dụng cơ chế Proof of Work.

Proof of Work Tương Lai Như Thế Nào?

Proof of Work Tương Lai Như Thế Nào?

Kết Luận 

Qua bài viết này, giúp mọi người hiểu thêm nhiều thứ về cơ chế đồng thuận Proof of Work. Trong tương lai, Proof of Work sẽ khắc phục được các nhược điểm để có thể trở thành một cơ chế tối ưu nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của Topdanhgiasan. 

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe
Notify of
guest

BẢNG XẾP HẠNG THÁNG 03
1
https://www.facebook.com/derivdotcom
2
https://www.facebook.com/IQXTradePartner
3
https://www.facebook.com/SwissmesVN/
4
https://www.facebook.com/itslfxofficial/?ref=page_internal
5
https://www.facebook.com/pepperstonevn/?ref=page_internal
6
https://www.facebook.com/CHMarketsVietnam
7
https://www.facebook.com/RacForex.Vietnam
9
https://www.facebook.com/dexinvesting
10
4.3/5
https://www.facebook.com/FxProGlobal
13
https://www.facebook.com/remitano
14
https://www.facebook.com/Trade-TIME-102279399021494
15
https://www.facebook.com/binomovt
16
https://www.facebook.com/londonexvietnam/?ref=page_internal
17
https://www.facebook.com/spectrepage/
18
https://www.facebook.com/octafx
19
https://www.facebook.com/ASX.Markets/
Top Sàn, Review Sàn, Đánh Giá Sàn, Chọn Sàn
© Copyright 2021 topdanhgiasan.com