So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

FBS

Giấy phép: CySEC, IFSC
Tài khoản: USD
Nền tảng: FBS Trader, MT4, MT5
1
Độ uy tín nền tảng
1
Chi phí giao dịch
3
Hỗ trợ khách hàng
1
Sản phẩm
1.5/5
1
Độ uy tín nền tảng
1
Chi phí giao dịch
3
Hỗ trợ khách hàng
1
Sản phẩm

Giới thiệu tổng quan về sàn FBS

Top đánh giá sàn – Sàn giao dịch FBS (FBS Market Inc) được thành lập tại Nga vào năm 2009. Là một trong những sàn môi giới khá nổi tiếng cả trong nước và toàn thế giới. Nhà môi giới hiện còn là đối tác chính thức của 2 đội bóng khá nổi tiếng trên thế giới đó là: Leicester City và Barcelona. Nhờ vậy, sàn giao dịch thu hút được khá nhiều nhà đầu tư yêu thích bóng đá.

FBS đã hoạt động gần 12 năm và vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên thị trường tài chính tại Việt Nam và thế giới. Hiện nay FBS đã có mặt tại hơn 190 quốc gia trên toàn toàn với quy mô cho hơn 17 triệu nhà đầu tư và có hơn 420 ngàn đối tác đã tin tưởng chọn sàn giao dịch. Mục tiêu của nhà môi giới là vươn lên vị trí nhà môi giới hàng đầu.

Giấy phép hoạt động của FBS

Nhà môi giới FBS được cấp phép hoạt động bởi cơ quan giám sát tài chính như Ủy ban Dịch vụ tài chính quốc tế (IFSC, đăng ký theo số 119717) và CySEC (theo đố 353534). Nhìn chung giấy phép hoạt động của sàn giao dịch chưa thực sự mạnh, tuy nhiên, nhà môi giới này đang tích cực hoạt động và phát triển mỗi ngày để nhận thêm chứng nhận FCA.

FBS đã không ngừng nỗ lực từ năm 2009 đến năm 2017 để nhận giấy phép hoạt động từ CySEC. Mỗi loại giấy phép đều sẽ có những quy tắc riêng về số vốn tối thiểu, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chính sách bảo hiểm,… Phải mất đến 9 năm FBS mới đạt được chứng nhận của CySEC. Sàn môi giới tin tưởng với sự kiên trì không ngừng của mình, sớm muộn họ sẽ sớm được FCA chấp thuận.

Các loại tài khoản giao dịch tại FBS

Các loại tài khoản tại sàn giao dịch FBS khá đa dạng, có đến 5 loại tài khoản cho các nhà đầu tư thoải mái lựa chọn. Mỗi tài khoản sẽ có những đặc điểm riêng, nhà đầu tư có thể cân nhắc với chiến lược giao dịch, sản phẩm bạn đầu tư chính là gì mà mở tài khoản phù hợp nhất.

 

Tài khoản Cent

Tài khoản Micro

Tài khoản Standard

Tài khoản Zero Spread

Tài khoản ECN

Tài khoản Tiền điện tử

Ký quỹ 

ban đầu

từ 1$

từ 5$

từ 100$

từ 500$

từ 1000$

từ 1$

Đòn bẩy

lên đến 1:1000

lên đến 1:3000

lên đến 1:3000

lên đến 1:3000

lên đến 1:500

lên đến 1:5

Phí hoa hồng

0$

0$

0$

từ 20$

6$

0.05% cho các vị thế mở và 0.05% cho các vị thế đóng

Spread

Thả nổi từ 1 pip

Cố định từ 3 pips

Thả nổi từ 0,5 pip

Cố định 0 pip

Thả nổi từ -1 pip

Thả nổi từ 1 pip

Khối lượng lệnh

từ 0.01 đến 1000 lot

từ 0.01 đến 500 lot

từ 0.01 đến 500 lot

từ 0.01 đến 500 lot

từ 0.01 đến 500 lot

từ 0.01 đến 500 lot

Lệnh chờ tối đa

200

200

200

200

Không giới hạn

200

Tài khoản Cent

Đây là loại tài khoản giao dịch được tính bằng cent (khi bạn nạp 10$ thì trong tài khoản sẽ 1000 Cent). Loại tài khoản này phù hợp cho các nhà đầu tư mới bắt đầu chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn là người mới, bạn đã quá chán khi giao dịch với tài khoản Demo, bạn có thể lựa chọn giao dịch thật với tài khoản Cent tại FBS. Tài khoản Cent cho phép bạn đầu tư với khối lượng nhỏ, vốn ít, dễ dàng trải nghiệm khi mới bước chân vào Forex. 

Tài khoản Micro

Điểm khác nhau giữa tài khoản Cent và Micro mà ta dễ nhận thấy nhất chính là mức nạp tối thiểu, đòn bẩy và spread. Ở tài khoản Micro, mức spread cố định, vì thế ngay cả khi thị trường biến động mạnh bạn cũng không cần quá lo lắng, vì mức spread sẽ như nhau ngay cả khi thị trường ít biến động. Tuy nhiên chính vì như vậy, nên mức spread cố định sẽ cao hơn mức spread thả nổi. Tùy vào nhu cầu giao dịch, bạn hãy lựa chọn loại tài khoản phù hợp nhé.

Tài khoản Standard

Loại tài khoản này phù hợp cho các nhà đầu tư đã có chút kinh nghiệm thị trường cho đến những nhà đầu tư có kinh nghiệm dày dặn. Nhìn chung các điều kiện, khoản phí của loại tài khoản này khá hấp dẫn khi đòn bẩy lên tới 1:3000.

Tài khoản Zero Spread

Đây là tài khoản khá đặc biệt, đúng với cái tên của nó thì loại tài khoản này mức spread là “0”. Với mức spread này, nhà đầu tư có thể dễ dàng giao dịch và sinh lời với spread “bất biến”. Tuy nhiên vì mức spread là 0 nên tài khoản này bị tính phí hoa hồng khá cao, mỗi lot bạn sẽ bị tính $20. 

Tài khoản ECN

Hầu như loại tài khoản này đều được các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm lâu năm yêu thích và lựa chọn. Loại tài khoản này có ưu thế khá đặc biệt chính là bạn có thể giao dịch  trực tiếp giữa bên bán và bên mua mà không cần xử lý trung gian. Lệnh sẽ được khớp với tốc độ “sấm sét”. Nhưng mức ký quỹ của loại tài khoản này khá cao, phải nạp tối thiểu $1000. Với mức nạp tối thiểu khá lớn này bạn sẽ có các quyền lợi như khớp lệnh nhanh chóng, không báo giá lại, không giới hạn số lệnh chờ.

Tài khoản Tiền điện tử

Đây là loại tài khoản khá mới của FBS. Mới được thêm gần đây, FBS đang hướng đến đa dạng các loại tài khoản và sản phẩm để “chiều lòng” khách hàng. Mức phí hoa hồng cho mỗi lệnh mở và đóng là 0,05%.

Phí giao dịch FBS

Sàn giao dịch FBS khá minh bạch các loại phí giao dịch trên website, tuy nhiên, có thể thấy sàn giao dịch không nhắc đến phí Swap. Chưa rõ là các tài khoản được miễn phí swap hay có tính phí vì không thấy được nhắc đến. FBS có 2 loại chi phí bạn có thể dễ dàng thấy rõ chính là phí spread và phí hoa hồng. Topdanhgiasan cho rằng phí hoa hồng của tài khoản Zero Spread là quá cao so với các sàn giao dịch khác. 

Các loại sản phẩm giao dịch FBS

Hiện nay, FBS đang cung cấp các loại sản tài chính như:

  • Forex: có tổng cộng 37 cặp tiền tệ gồm 9 cặp tiền hiếm và 28 cặp tiền khác
  • 4 loại kim loại quý như vàng, bạc, palladium, platinum
  • Cổ phiếu: hơn 60 các mã cổ phiếu đến từ khắp thế giới
  • Có 5 mã CFD
  • Tiền mã hóa

Sau khi thành lập hơn 12 năm, thì năm 2021 FBS mới chính thức thêm tiền mã hóa mới được thêm vào nhóm sản phẩm giao dịch. Với danh mục sản phẩm đầu tư đa dạng, tùy mục đích, chiến lược giao dịch mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm giao dịch phù hợp. Và tất nhiên, bạn cần cho mình một danh mục đầu tư hợp lý.

Cách thức nạp và rút tiền

Cổng thanh toán của FBS gồm các phương thức như : Visa, Neteller, Perfect Money, Skril, Sticpay. Rất tiếc, đối với những nhà đầu tư sử dụng Mastercard thì sàn giao dịch vẫn chưa hỗ trợ phương thức nạp rút từ loại thẻ này.

Phương thức nạp và rútNgoài ra nhà đầu tư có thể lựa chọn thanh toán qua các ngân hàng nội địa tại Việt Nam như: 

Phương thức nạp và rútTuy nhiên, nhược điểm của việc nạp/rút qua Ngân hàng nội địa chính là thời gian xử lý lâu, theo như thông tin trên website thì thời gian xử lý có thể lên tới 48 tiếng.

Ngoài ra, FBS có hướng dẫn các phương thức nạp và rút tiền ngay trên tại website. Tuy nhiên vẫn chưa được chi tiết đối với những nhà đầu tư mới.

Phương thức nạp và rút

Chương trình khuyến mãi FBS

Sàn giao dịch FBS khá chú trọng vào các chương trình ưu đãi cho khách hàng. FBS liên tục ra có chương trình mới nhằm thu hút khách mới lẫn khách hàng cũ. Có thể nói chương trình Trade 100 Bonus là chương trình nổi bật và lan tỏa rộng rãi nhất tại FBS đến với các nhà đầu tư tại Việt Nam.

Chương trình ưu đãi FBS

Chương trình ưu đãi FBS

Với chương trình này, bạn sẽ có $100 trong tài khoản sau khi đăng ký và nếu bạn giao dịch sinh lời (có điều kiện) thì bạn có thể rút được khoản lợi nhuận này.

Điều kiện nhận thưởng: 

  • Chỉ giao dịch trên MT5
  • Số tiền rút tối đa là $100
  • Giao dịch không quá 30 ngày
  • Lệnh tối đa được mở: 5
  • Khối lượng tối thiểu: 5 lot

Ngoài các chương trình ưu đãi, FBS còn tổ chức các cuộc thi – nơi khách hàng có thể thỏa sức đam mê với thị trường tài chính và thể hiện năng lực của bản thân.

Nền tảng giao dịch FBS

Nền tảng giao dịch của FBS khá đa dạng cho nhà đầu tư lựa chọn như MT4, MT5. Bên cạnh đó, FBS còn phát triển thêm nền tảng mới là FBS Trader.

Nền tảng giao dịch FBS

Nền tảng giao dịch FBS

Giải thưởng FBS đạt được

FBS là sàn giao dịch giành được khá nhiều giải thưởng từ lớn đến nhỏ. Từ lúc thành lập đến nay, FBS đã nhận hơn 37 giải thưởng nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến:

Nhận giải thưởng nhà môi giới ngoại hối tốt nhất châu Á, sàn giao dịch có chương trình MT4 tốt nhất năm 2012.

Nhà môi giới tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2015.

Nhà môi giới dịch vụ khách hàng tốt nhất Châu Á 2016.

Nhà môi giới tốt nhất ở Trung Đông, Nhà môi giới ngoại hối minh bạch nhất – 2018.

Nhà môi giới ngoại hối tốt nhất Châu Á – 2018.

Nhà môi giới ngoại hối tiến bộ nhất Châu Âu 2019.

Nhà môi giới ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2019.

Kết luận

Ưu điểm của FBS:

  • Có nhiều loại tài khoản cho nhà đầu tư lựa chọn
  • Website đầy đủ, chi tiết các thông tin
  • Nhiều chương trình đào tạo hỗ trợ nhà đầu tư nâng cao kiến thức
  • Đòn bẩy giao dịch lớn
  • Đạt khá nhiều giải thưởng lớn
  • Nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn

Nhược điểm của FBS:

  • Chưa có nhiều giấy phép hoạt động uy tín
  • Phí hoa hồng của tài khoản Zero Spread cao
  • Sản phẩm giao dịch chưa đa dạng

Có thể nói FBS là một sàn giao dịch khá ưu tú tại Việt Nam. Với những nhược điểm không quá lớn và có thể chấp nhận được thì FBS là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư mới. Hiện nay, sàn giao dịch FBS cũng chưa có quá nhiều tin tức xấu, trái chiều trên thị trường. Vì thế, lựa chọn giao dịch tại FBS là một lựa chọn không tồi.

FBS - Thông tin sàn

Nền tảng trading
FBS TraderMT4MT5
Phương thức nạp
NetellerSkrillThẻ tín dụng/thẻ ghi nợ
Phương thức rút
NetellerSkrillthẻ tín dụng/thẻ ghi nợ
Quốc gia
Nga
Giấy phép
CySECIFSC
Ngôn ngữ
EnglishVietnam
Tài khoản
USD
Sản phẩm
CFD cổ phiếuChỉ sốForexHàng hóaTiền mã hóa
Văn phòng đại diện
Thành lập
2009

Bài viết liên quan

FBS - Thông tin sàn

Nền tảng trading
FBS TraderMT4MT5
Phương thức nạp
NetellerSkrillThẻ tín dụng/thẻ ghi nợ
Phương thức rút
NetellerSkrillthẻ tín dụng/thẻ ghi nợ
Quốc gia
Nga
Giấy phép
CySECIFSC
Ngôn ngữ
EnglishVietnam
Tài khoản
USD
Sản phẩm
CFD cổ phiếuChỉ sốForexHàng hóaTiền mã hóa
Văn phòng đại diện
Thành lập
2009