So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Saxo Bank

Giấy phép: SVG FSA
Tài khoản: USD, VND
Nền tảng: MT5
3
Độ uy tín nền tảng
2
Chi phí giao dịch
1
Hỗ trợ khách hàng
4
Sản phẩm
2.5/5
3
Độ uy tín nền tảng
2
Chi phí giao dịch
1
Hỗ trợ khách hàng
4
Sản phẩm

Saxo Bank Có Đúng Là Sàn Môi Giới Thành Lập 1992 Không?

Saxo Bank là một cái tên cao quý mà bất cứ trader nào trong giới giao dịch thị trường forex đều đã có nghe qua. Thậm chí còn có lời đồn rằng sàn Saxo Bank sẽ không dành cho những giới trader tầm thường. Chỉ có đẳng cấp cao mới có thể trade được trên Saxo Bank.

Vậy sàn Saxo Bank này có gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tổng quan sàn Saxo Bank

Được thành lập vào năm 1992, thương hiệu Saxo ngày nay là một trong những công ty môi giới ngoại hối và đa tài sản bán lẻ hàng đầu thế giới. Với nhiều đơn vị được quản lý bao gồm Saxo Markets – được quy định tại Vương quốc Anh, và Saxo Bank – được cấp phép và điều hành như một ngân hàng Đan Mạch có trụ sở chính ở Copenhagen.

Saxo-Bank-1

Sàn Saxo Bank được thành lập từ năm 1992

Saxo Bank cung cấp gần như mọi sản phẩm tài chính trên thị trường. Saxo Bank phục vụ cả khách hàng lẻ và tổ chức, đồng thời cung cấp dịch vụ quản lý tài sản và ngân hàng thông qua các dịch vụ liên quan.

Theo Báo cáo thường niên năm 2017 của Tập đoàn Saxo Bank, công ty có 1,97 tỷ đô la tài sản thuộc quyền quản lý (AUM) và 17,39 tỷ đô la tiền gửi thế chấp của khách hàng vào giữa năm 2018, khiến sàn giao dịch này trở thành một trong những nhà môi giới bán lẻ và đa tài sản hàng đầu trên toàn cầu. Saxo Bank là một phần của Mã Toàn cầu FX, có nhiệm vụ tiết lộ cũng như thực hiện thống kê để thúc đẩy tính toàn vẹn và minh bạch trên thị trường ngoại hối toàn cầu.

Giấy phép hoạt động đáng tin cậy

Với nhiều đơn vị được quản lý bao gồm Saxo Markets – được quy định tại Vương quốc Anh, và Saxo Bank – được cấp phép và điều hành như một ngân hàng Đan Mạch có trụ sở chính ở Copenhagen.

Sàn Saxo Bank được cấp phép hoạt động bởi Cơ quan Quản lý tài chính Anh Quốc (FCA) với giấy phép số 551422, cung cấp quyền lợi được bảo vệ lên đến 50,000 Bảng Anh cho nhà đầu tư thông qua Chương trình bồi thường dịch vụ tài chính FSCS.

Không những thế, Saxo Bank còn được công nhận bởi rất nhiều cơ quan khác như ASIC, SFC, JFSA,… Có thể nói Saxo Bank là một sàn giao dịch thuộc top an toàn trên thế giới.

Các loại tài khoản giao dịch tại Saxo Bank

Có một số quốc gia không được phép mở tài khoản tại Saxo Bank như Mỹ, Iran, Sudan,… nhưng may mắn thay là không có Việt Nam trong danh sách.

Để mở tài khoản tài Saxo Bank, bạn cần tối thiểu 500 Bảng Anh. Tại sàn Saxo Bank, có 3 loại tài khoản là tài khoản Classic, Platinum và VIP.

Saxo-bank-2

Saxo Bank gồm 3 loại tài khoản giao dịch

Tài khoản Classic

Khoản tiền gửi tối thiểu cần thiết cho tài khoản Classic là 10.000 đô la. Các tài khoản giao dịch Classic có quyền truy cập vào tất cả các sàn giao dịch. Ngoài ra, họ cũng có thể giao dịch với tất cả các công cụ được cung cấp bởi Ngân hàng Saxo. Các lợi ích khác đi kèm với giao dịch với tài khoản Classic là quyền truy cập vào Trade Maker và học viện Saxo cho các nhà giao dịch vẫn cần hướng dẫn trong một hoặc hai điều.

Tài khoản Premium

Khoản tiền gửi tối thiểu cho tài khoản Premium là 100.000 đô la. Các tài khoản Premium có thể làm việc với tất cả các nền tảng giao dịch. Nhà giao dịch cũng có thể giao dịch với tất cả các sản phẩm có sẵn. Ngoài việc có quyền truy cập vào Học viện Saxo và Trade Maker, tài khoản này có nhiều lợi ích hơn tài khoản Classic. Đó là tin tức và nghiên cứu miễn phí, giá cả cá nhân và dịch vụ điều hành tài khoản có sẵn trong 24 giờ trong một ngày.

Tài khoản Platinum

Tài khoản giao dịch Platinum yêu cầu khoản tiền gửi tối thiểu 500.000 đô la. Tài khoản Platinum là một trong những tài khoản ngon nhất. Nó cho phép truy cập vào tất cả các nền tảng giao dịch và sản phẩm giao dịch, dịch vụ điều hành tài khoản. Nhà giao dịch cũng được đến học viện và nhà sản xuất thương mại Saxo. Không có phí dịch vụ được tính cho tài khoản này. Nhà giao dịch được phép định giá riêng và lựa chọn miễn phí cho dịch vụ khách hàng. Các tùy chọn FX cho tài khoản này tương tự như chênh lệch liên ngân hàng.

Phí hoa hồng và spread tại sàn Saxo Bank

Spread cao hay thấp còn tùy thuộc vào loại tài sản mà bạn giao dịch. Chẳng hạn đối với cặp tiền EUR/USD, spread là 0.6 pips cho tài khoản Classic và là 0.4 pips cho các tài khoản Platinum và VIP. Bên cạnh đó sàn Saxo Bank còn tính phí hoa hồng trên mỗi giao dịch. Mức hoa hồng còn tùy thuộc vào khối lượng đặt lệnh của nhà đầu tư, đặt lệnh càng lớn, phí hoa hồng càng giảm. Mức phí hoa hồng trung bình đâu đó khoảng 0.005%.

Bên ngoài spread và phí hoa hồng, sàn còn thu phí đối với các tài khoản không hoạt động trong vòng 3 tháng gần nhất. Mức phí này là khá cao, lên đến 25$ cho một khách hàng.

Sản phẩm giao dịch trên sàn Saxo Bank

Saxo Bank cung cấp một số tài sản giao dịch như:

  • Forex: Cung cấp 160 cặp tiền tệ.
  • CFD: Hơn 8400 loại CFD được giao dịch.
  • Cổ phiếu: Có ít nhất 14.000 cổ phiếu.
  • Tùy chọn ngoại hối: Có 41 tùy chọn ngoại hối.
  • Hàng hóa: 140 loại hàng hóa tương lai được giao dịch.
  • Và tiền điện tử.

Nạp và rút tiền tại sàn Saxo Bank

Phương thức thanh toán tại Saxo Bank bao gồm: chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Một điều khác biệt tại Saxo Bank là sàn không sử dụng nạp rút qua ví điện tử.

Một điều nhà đầu tư cần lưu ý khi giao dịch với Saxo Bank nữa, đó là sàn không cho phép rút tiền qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.

Chính vì vậy, nhà giao dịch bắt buộc phải rút qua chuyển khoản ngân hàng, vì vậy khoảng thời gian rút có thể lên đến 3 đến 5 ngày đối với Saxo Bank Việt Nam.

Nền tảng giao dịch của sàn Saxo Bank

Saxo Bank cung cấp nền tảng giao dịch độc quyền riêng của họ, gồm SaxoTraderGO và SaxoTraderPRO. Trong đó, SaxoTraderGO là nền tảng giao dịch online trực tiếp trên trình duyệt web trong khi SaxoTraderPRO là một phần mềm tải về dành cho máy tính. Các nền tảng giao dịch của Saxo Bank được cài đặt và thiết kế một cách khá hợp lý, sẽ đáp ứng được nhu cầu của hầu hơn các nhà đầu tư.

Saxo-Bank-3

Saxo Bank giao dịch trên nền tảng đặc biệt

SaxoTraderGo được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn HTML5, là một tiêu chuẩn web tiên tiến ở thời điểm hiện tại. Do đó, trang web của Saxo Bank chạy rất trơn tru và linh hoạt, tương thích trên mọi trình duyệt phổ biến, nói chung là rất dễ sử dụng. Công cụ vẽ biểu đồ rất đầy đủ với gần 50 chỉ báo và 17 công cụ vẽ chart, bao gồm cả các tín hiệu giao dịch tự động.

SaxoTraderPRO cũng tương tự với bản SaxoTraderGO về giao diện và chức năng. Tuy nhiên phần mềm SaxoTraderPRO cung cấp nhiều tính năng chuyên nghiệp chẳng hạn như hỗ trợ mở tối đa tới 6 màn hình hay hỗ trợ cho các chiến lược giao dịch bằng thuật toán của nhà đầu tư.

Ngoài ra còn có phiên bản SaxoTraderGO dành cho phiên bản trên điện thoại, với giao diện đơn giản hơn. Nhìn chung thì các nền tảng giao dịch của Saxo Bank là khá dễ sử dụng, mạnh mẽ, đầy đủ tính năng, có tính nhất quán giữa các phiên bản và các chi tiết trong nền tảng cũng được nhà cung cấp chăm chút khá kỹ.

Saxo-Bank-4

Nền tảng được nhà phát triển chăm chút

Tuy nhiên, điểm trừ của nền tảng Saxo Bank đó là về mức độ bảo mật của nó. Các nền tảng này không có các phương thức bảo mật vững chắc chẳng hạn như giao thức bảo mật 2 lớp. Nhưng dù sao chúng tôi vẫn đánh giá nền tảng của sàn này là khá tốt, có thể so sánh được thậm chí tốt hơn ở một số khía cạnh so với MT4 và MT5.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Saxo Bank có cung cấp một trang hỗ trợ có hiển thị sẵn các câu hỏi thường gặp và câu trả lời tuy nhiên hơi bất tiện ở chỗ nó chức năng tìm kiếm hoạt động không được tốt cho lắm. Về dịch vụ điện thoại, họ tuyên bố hỗ trợ 24/5 tuy nhiên thực tế thì vào buổi tối hầu như không thể liên hệ với sàn thông qua điện thoại.

Saxo-Bank-5

Hệ thống chăm sóc khách hàng chưa thật sự tối ưu

Review sàn:

Trang web của Saxo Bank không có chức năng live chat. Chức năng này chỉ có trên phần mềm giao dịch của những khách hàng VIP. Do đó chúng tôi đánh giá đây là điểm bất tiện.

Đánh giá ưu và nhược điểm của sàn Saxo Bank

Ưu điểm

  • An toàn và uy tín
  • Nền tảng giao dịch tốt
  • Spread và phí hoa hồng cạnh tranh

Nhược điểm

  • Yêu cầu tiền gửi tối thiểu cao
  • Bị thu phí không hoạt động
  • Phương thức nạp/rút tiền không đa dạng.

KẾT LUẬN

Vậy sau bài viết đánh giá chi tiết về sàn Saxo Bank, chúng ta có thể thấy được rằng đây được xem là một sàn forex đẳng cấp, chất lượng chỉ dành cho những trader giàu có và chuyên nghiệp. Các bạn hãy cố gắng để nâng cao trình độ bản thân để có thể giao dịch được trên nền tảng của Saxo Bank nhé.

Saxo Bank - Thông tin sàn

Nền tảng trading
MT5
Phương thức nạp
BitcoinChuyển khoản ngân hàngNeteller
Phương thức rút
BitcoinChuyển khoản ngân hàngNeteller
Quốc gia
USA
Giấy phép
SVG FSA
Ngôn ngữ
English
Tài khoản
USDVND
Sản phẩm
CFD cổ phiếu
Văn phòng đại diện
Thành lập
2010

Bài viết liên quan

Saxo Bank - Thông tin sàn

Nền tảng trading
MT5
Phương thức nạp
BitcoinChuyển khoản ngân hàngNeteller
Phương thức rút
BitcoinChuyển khoản ngân hàngNeteller
Quốc gia
USA
Giấy phép
SVG FSA
Ngôn ngữ
English
Tài khoản
USDVND
Sản phẩm
CFD cổ phiếu
Văn phòng đại diện
Thành lập
2010