Làm thế nào để xác định xu hướng, dự báo biến động, và quản lý rủi ro một cách hiệu quả? Trong thế giới phức tạp và biến đổi liên tục của thị trường tài chính, khả năng dự báo và đánh giá rủi ro luôn là điều quan trọng. Vì vậy mà Stochastic là cái tên được chú ý nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật. Vậy Stochastic là gì? Hãy cùng Topdanhgiasan khám phá sâu hơn trong bài viết này.
Stochastic là gì?
Chỉ báo Stochastic đã trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật. Nó giúp nhà đầu tư hiểu được tình hình của thị trường và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu xác suất.

Stochastic – Công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật
Định nghĩa Stochastic
Stochastic hay Stochastic Oscillator, là một công cụ phân tích kỹ thuật trong giao dịch tài chính. Nó được sử dụng để đo lường sự biến đổi của giá đóng cửa so với phạm vi giá trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông thường là 14 phiên giao dịch. Chỉ báo này giúp nhà giao dịch xác định động lượng giá và đánh giá mức độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại.
Chỉ báo Stochastic được phát triển bởi tiến sĩ George Lane vào những năm 1950. Theo Lane, động lượng thường thay đổi trước khi giá trở nên biến động. Trong một xu hướng tăng, giá thường dao động ở phần trên của phạm vi giá. Trong khi đó, trong xu hướng giảm, giá thường tiến gần phần dưới của phạm vi giá.
Chính vì vậy, chỉ báo Stochastic trở thành một công cụ quan trọng cho nhà giao dịch hiểu rõ sự biến đổi và cơ hội.
Stochastic RSI là gì?
Stochastic RSI, hay còn gọi là chỉ số Stoch RSI. Đây là một loại chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực giao dịch tài chính. Đa số nhà đầu tư sử dụng chỉ số Stoch RSI để đánh giá một tài sản cụ thể. Họ sẽ đáng giá xem nó có đang ở tình trạng mua quá mức (overbought) hay bán quá mức (oversold) không. Ngoài ra, chỉ số Stoch RSI cũng thường được sử dụng để phân tích diễn biến thị trường.
Chỉ báo Stochastic RSI nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1 hoặc 0 đến 100. Nó tùy thuộc vào nền tảng biểu đồ mà bạn sử dụng. Chỉ báo này được tạo ra bằng cách áp dụng công thức dao động Stochastic cho một loạt giá trị của chỉ số sức mạnh tương đối RSI.
Cấu tạo của chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic Oscillator là một công cụ phân tích kỹ thuật sử dụng hai đường dao động chính. Chúng được gọi là %K và %D.
- %K: có màu xanh, là đường dao động chính. Tiến sĩ George Lane đã đặt tên ngẫu nhiên vì nó gần với phạm vi giá hiện tại. Nó đo lường mức độ của sự biến động trong giá tài sản so với phạm vi giá gần đây.
- %D: có màu cam, là đường trung bình động, được tính toán dựa trên giá trị của đường %K. Đường %D thường có độ trễ so với đường %K, vì nó là một đường trung bình động và dựa trên dữ liệu của %K.
Chỉ báo Stochastic Oscillator thường có các đường biên. Chúng thường được đặt mặc định là 20 (đường biên phía dưới) và 80 (đường biên phía trên). Khi giá tài sản vượt qua đường biên 80, thể hiện trạng thái quá mua. Đây có thể là dấu hiệu của sự quá đà trong việc mua vào. Ngược lại, khi giá tài sản vượt qua đường biên 20, thì thị trường có thể bị coi là quá bán. Và, là dấu hiệu của sự quá đà trong việc bán ra.
Công thức tính Stochastic
Để tính chỉ báo Stochastic, chúng ta áp dụng công thức sau:

Cách tính Stochastic đơn giản và hiệu quả
Trong đó:
- %K là giá trị của chỉ báo Stochastic (%K).
- C là giá đóng cửa gần đây nhất của công cụ.
- L14 là giá thấp nhất trong khoảng thời gian 14 ngày.
- H14 là giá cao nhất trong khoảng thời gian 14 ngày.
Chỉ báo Stochastic tính toán %K để đo lường sự tương quan giữa giá đóng cửa gần đây và khoảng giá cao nhất và thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 14 ngày). Giá trị %K thường dao động trong khoảng từ 0 đến 100, và nó được sử dụng để xác định xu hướng và các vùng quá mua hoặc quá bán trong thị trường.
Ý nghĩa của Stochastic
Stochastic có ý nghĩa quan trọng trong phân tích kỹ thuật và giao dịch tài chính. Cụ thể:
- Đo lường tình trạng quá mua và quá bán: giúp nhà đầu tư xác định khi một tài sản đã bị mua quá mức hoặc bán quá mức. Khi %K hoặc %D vượt qua ngưỡng 80, tài sản có thể được coi là quá mua. Và khi vượt qua ngưỡng 20, tài sản có thể bị coi là quá bán.
- Xác định xu hướng thị trường: Stochastic có thể giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường hiện tại. Khi %K và %D đi lên và vượt qua mức 50, điều này có thể cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, khi %K và %D đi xuống và dưới mức 50, thị trường có thể đang trong xu hướng giảm.
- Phân kỳ giá và tín hiệu đảo chiều: dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa %D và giá, bạn có thể xác định các điểm tiềm năng cho sự đảo chiều trong xu hướng giá. Đây được coi là một trong những ứng dụng mạnh mẽ nhất của chỉ báo Stochastic.
- Cung cấp tín hiệu giao dịch: Chỉ báo Stochastic cung cấp tín hiệu giao dịch dựa trên sự giao cắt giữa %K và %D. Các tín hiệu này có thể giúp nhà đầu tư quyết định mua vào hoặc bán ra một tài sản cụ thể.
- Dự báo biến động: Chỉ báo Stochastic có thể giúp nhà đầu tư dự báo biến động tài sản, giúp họ quản lý rủi ro và xác định điểm vào hoặc ra khỏi thị trường.
Sử dụng chỉ báo Stochastic thế nào cho hiệu quả
Tận dụng Stochastic một cách hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp khéo léo với các công cụ và chiến lược khác. Điều này giúp tăng tính chính xác và độ tin cậy của tín hiệu giao dịch. Giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa hiệu suất giao dịch.

Cách sử dụng Stochastic Oscillator hiệu quả nhất
Kết hợp Stochastic với chỉ báo RSI
Bạn nên sử dụng cả Stochastic và chỉ báo RSI để đánh giá tình trạng quá mua và quá bán. Khi cả hai chỉ báo đều cho tín hiệu tương đương về việc quá mua hoặc quá bán.Thì tín hiệu này trở nên mạnh mẽ hơn.
Bạn hãy chờ cho đến khi cả Stochastic và RSI cùng đưa ra tín hiệu trước khi quyết định mở lệnh. Ví dụ, khi cả Stochastic và RSI đều cho tín hiệu quá mua, đây có thể là một tín hiệu mạnh để mở lệnh bán.
Kết hợp Stochastic với đường trendline
Sử dụng đường trendline để xác định xu hướng thị trường. Stochastic sẽ giúp bạn đánh giá tình trạng quá mua hoặc quá bán trong xu hướng này. Mở lệnh khi giá tiếp xúc với đường trendline và Stochastic cho tín hiệu mua hoặc bán tùy thuộc vào hướng của xu hướng.
Stochastic kết hợp với mô hình nến đảo chiều
Sử dụng Stochastic để xác định tình trạng quá mua hoặc quá bán. Bạn hãy tìm kiếm các mô hình nến đảo chiều mạnh để kết hợp với chỉ báo Stochastic. Các mô hình có thể kết hợp như Hammer, Doji, Engulfing,…Và mở lệnh khi chúng xuất hiện cùng với tín hiệu từ Stochastic.
Kết hợp Stochastic với đường trung bình động (MA)
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng đường trung bình động (ví dụ: EMA200) để xác định xu hướng thị trường. Khi Stochastic cho tín hiệu mua (trong vùng quá bán) hoặc bán (trong vùng quá mua) và giá tiếp xúc với đường trung bình động. Rất có thể đây chính là điểm mở lệnh.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng chỉ báo Stochastic
Dưới đây là một số điều quan trọng mà các nhà giao dịch cần lưu ý khi sử dụng Stochastic một cách hiệu quả:

Những lưu ý quan trọng khi bạn sử dụng chỉ báo Stochastic
- Khung thời gian ảnh hưởng đến tín hiệu: Stochastic thường cung cấp tín hiệu chính xác hơn trên các khung thời gian cao hơn. Và thường bị nhiễu trên các khung thời gian thấp. Điều này đúng không chỉ với Stochastic mà còn với hầu hết các chỉ báo khác.
- Xác nhận tín hiệu bằng công cụ khác: Mặc dù Stochastic có thể xác định xu hướng giá ngắn hạn. Nhưng để tăng tính chính xác, traders nên sử dụng các công cụ khác để xác nhận thông tin.
- Stochastic là chỉ báo động lượng: Stochastic là một chỉ báo động lượng, nghĩa là nó thể hiện sự biến đổi của giá trước hành động giá. Vì vậy, nó có thể cung cấp thông tin hữu ích về hướng di chuyển tiềm năng của giá trong tương lai.
- Hạn chế giao dịch đảo chiều trên khung thời gian thấp: Giao dịch đảo chiều trên các khung thời gian thấp có thể rất rủi ro. Điều này đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm để xác định tín hiệu và thực hiện giao dịch đúng thời điểm.
- Kết hợp Stochastic với các công cụ khác: Không nên dựa một mình vào Stochastic để xác định tín hiệu và thực hiện giao dịch. Để tăng tính hiệu quả của tín hiệu, trader nên kết hợp Stochastic với nhiều công cụ khác nhau.
Kết luận
Tóm lại, Stochastic đã thể hiện nó là một công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc dự báo thị trường. Dựa trên sự phân tích, Stochastic cung cấp tín hiệu có thể giúp nhà giao dịch xác định điểm vào và ra lệnh. Đồng thời giúp họ hiểu được động lực của xu hướng giá. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ luôn thận trọng và kết hợp Stochastic với các công cụ khác. Chúc các bạn thành công!