

Lệnh Stop loss là gì? Tại sao nhà đầu tư cần phải đặt lệnh Stop loss? Để giúp bạn hiểu rõ hơn thì ngay sau đây hãy cùng Topdanhgiasan.com đi tìm hiểu chi tiết về lệnh này nhé.
Stop Loss Là Gì?
Stop Loss (SL) là lệnh dừng lỗ, cắt lỗ tự động thường được các trader thiết lập sẵn trong các giao dịch. Mục đích của lệnh này là làm giảm thiểu rủi ro và giảm hạn mức thua lỗ ở một mức giá giới hạn (limit price) trong trường hợp thị trường biến động ngược so với kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư.
Thông thường, Stop loss sẽ được thiết lập sẵn ở một mức giá cụ thể mà nhà đầu tư có thể chấp nhận mức lỗ cho mỗi giao dịch. Trong trường hợp nếu hành động giá di chuyển ngược hướng vào lệnh của nhà đầu tư và chạm vào mức giá đặt ra thì lệnh giao dịch sẽ tự động đóng ngay. Số tiền thua lỗ sẽ được tính toán và trừ thẳng vào tài khoản của nhà đầu tư. Một điều chú ý nữa là:
- Đối với lệnh Buy, lệnh cắt lỗ sẽ được đặt thấp hơn so với mức giá khớp lệnh và được nằm ở dưới vùng hỗ trợ quan trọng.
- Đối với lệnh Sell, Stop loss sẽ ở mức giá cao hơn so với giá khớp lệnh và nó nằm ở trên vùng kháng cự quan trọng

Stop loss là gì
Ví dụ: Nếu bạn đang có số lượng cổ phiếu lớn X với giá mua vào là 25.000đ/cổ phiếu. Để giới hạn số tiền thua lỗ bạn cần đặt lệnh Stop loss ở mức giá 20.000đ/cổ phiếu. Nếu cổ phiếu X giảm xuống mức 20.000đ/cổ phiếu thì lệnh bán sẽ được tự động thực hiện mà bạn không cần phải đặt lệnh bán đó.
Các Loại lệnh Stop Loss Cơ Bản Trong Chứng Khoán
Như đã giới thiệu khái quát về lệnh Stop loss là gì ở trên, thì sau đây sẽ là các loại lệnh SL cơ bản trong chứng khoán mà bạn nên biết:
Lệnh Stop Loss Sell
Lệnh cắt lỗ bán là lệnh tự động thực hiện lệnh bán cổ phiếu khi nó đạt ở một mức nhất định. Nếu như giá cổ phiếu có xu hướng giảm, khi đặt lệnh này các trader sẽ không bỏ lỡ mất cơ hội chốt lời hoặc cắt lỗ ở mức giá nhất định

Các loại lệnh Stop loss cơ bản trong chứng khoán
Lệnh Stop Loss Buy
Lệnh cắt lỗ mua được thực hiện nhằm mua cổ phiếu khi nó đang đạt tới một mức giá nhất định do nhà đầu tư đã đặt từ trước đó. Mức giá này thường được đặt cao hơn so mức giá trên thị trường hiện tại. Trong trường hợp, nếu cổ phiếu có dấu hiệu tăng thì nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Stop loss mua để có thể thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch từ xu hướng tăng giá này.
Tại Sao Nhà Đầu Tư Cần Đặt Lệnh Stop Loss?
Lệnh Stop loss là gì, tại sao nhà đầu tư nên đặt lệnh này? Trong thực tế, nhà đầu tư thường đặt lệnh này cho giao dịch của mình vì một số các lý do sau đây:
- Bảo vệ vốn và chốt lời đúng lúc
- Lệnh chờ được tự động kích hoạt khi giá đạt mức lỗ mà nhà đầu tư đã cài đặt trước đó
- Tự động đóng khi giao dịch thua lỗ và cắt lỗ đúng lúc
- Kịp thời mua, bán cổ phiếu trước khi thị trường biến đổi theo hướng gây bất lợi cho nhà đầu tư
Bên cạnh đó, lệnh Stop loss còn giúp nhà đầu tư loại bỏ các yếu tố tâm lý. Bởi khi không đặt lệnh căt sloox nhà đầu tư thường xuyên phải bám sát động thái để cắt lỗ đúng thời điểm. Điều này dẫn đến tâm lý gồng lỗ và khiến cho số tiền bị mất sẽ nhiều hơn.
Ngược lại, khi đặt lệnh cắt lỗ thì điểm đặt đã được cài sẵn và lệnh sẽ tự động đóng khi đã đạt đến điểm mà nhà đầu tư đã đặt trước đó. Do đó, nhà đầu tư có thể yên tâm tập trung vào công việc của mình mà không cần phải mất thời gian theo dõi thị trường để cắt lỗ nữa.

Tại sao nhà đầu tư cần đặt lệnh Stop Loss?
Ưu – Nhược Điểm Của Lệnh Stop Loss Là Gì?
Stop loss là một trong những lệnh quan trọng trong đầu tư, chính vì vậy đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán cần hiểu rõ Stop loss là gì cũng như các ưu, nhược điểm của lệnh này mang lại. Để từ đó có những bước đi chính xác tránh bị thua lỗ. Dưới đây là một số những ưu, nhược điểm của lệnh SL:
Ưu Điểm
- Lệnh Stop Loss giúp các trader giảm thiểu thua lỗ: Trong trường hợp giảm giá cổ phiếu, lệnh SL sẽ giúp các nhà đầu tư bảo vệ được lợi nhuận của mình cũng như đặt giới hạn khoản lỗ trong phạm vi mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được.
- Lệnh tự động: Khi đặt lệnh SL, lệnh bán cổ phiếu sẽ tự động được thực hiện để mức giá giảm xuống hoặc dưới mức giá mà nhà đầu tư đã đặt từ trước đó.
- Giúp duy trì rủi ro và lợi nhuận mong muốn: Nhìn chung, nhà đầu tư thường kỳ vọng một mức lợi nhuận nhất định khi tham gia vào thị trường. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ sẵn sàng chấp nhận một khoản thua lỗ. Do đó, lệnh Stop loss sẽ giúp họ duy trì được mức độ kỳ vọng này.
- Đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch: Thị trường chứng khoán thường rất phức tạp, đặc biệt là tâm lý và cảm xúc của nhà đầu tư dễ bị chi phối như phải chờ đợi giá tăng cao hơn nữa. Chính vì vậy, việc đặt lệnh Stop loss sẽ giúp nhà đầu tư loại bỏ phần nào đó sự chi phối này.

Ưu – nhược điểm của lệnh Stop Loss là gì?
Nhược Điểm
Ngoài những ưu điểm nổi bật kể trên thì lệnh cắt lỗ cũng còn tồn tại một số những nhược điểm sau đây:
- Hạn chế lợi nhuận: Nếu như bạn đặt giới hạn bán sớm, nhà đầu tư có thể sẽ bỏ lỡ lợi nhuận cao hơn so với mức giá tiếp tục tăng sau đó
- Khó khăn khi xác định giới hạn: Khi bạn đặt lệnh Stop loss nhà đầu tư xác định mức giá bán, mua giới hạn và gây ra nhiều khó khăn trong việc xác định mức giá
- Rủi ro biến động ngắn hạn: Trong chu kỳ ngắn hạn, nếu như nhà đầu tư đặt lệnh cắt lỗ bán, lệnh bán sẽ tự động được thực hiện trước khi giá tăng trở lại và gây thua lỗ cho các trader
Nên Đặt Lệnh Stop Loss Bao Nhiêu Là Đủ?
Stop loss là gì, nên đặt bao nhiêu là đủ? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bởi nếu đặt mức giá quá cao sát với giá mua vào, thì sự biến động ngắn hạn của thị trường có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ mất cơ hội chốt lời. Ngược lại nếu đặt thấp hơn giá mua thì nhà đầu tư sẽ phải chịu một khoản lỗ. Do đó, với các nhà đầu tư lâu năm, họ thường đặt lệnh cắt lỗ ở mức khoảng 10%, nghĩa là đặt giá bán ở mức thấp hơn giá mua vào 10%.

Nên đặt lệnh Stop Loss bao nhiêu là đủ?
Cách Tính Toán Đặt Lệnh Stop Loss Trong Forex
Trên thực tế, tùy thuộc vào phong cách giao dịch và chiến lược của từng nhà đầu tư mà sẽ có cách tính toán và đặt lệnh Stop loss khác nhau. Dưới đây là một số cách tính điểm cắt lỗ mà bạn có thể tham khảo:
Đặt Lệnh Cắt Lỗ Dựa Theo Phân Tích Kỹ Thuật
Để có thể xác định điểm đặt lệnh chính xác, nhà đầu tư có thể vào vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng, các chỉ báo (MA, Bollinger Band…), biểu đồ hình nến hay mô hình giá. Ở mỗi công cụ này sẽ có những quy tắc riêng để đặt lệnh SL. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là được đặt phía trên điểm đặt lệnh Sell và dưới lệnh Buy. Cụ thể:
- Đối với lệnh Buy: Nhà đầu tư đặt lệnh Stop loss bên dưới vùng hỗ trợ quan trọng hoặc đặt lệnh dưới dải băng của Bollinger Band, MA một vài Pips
- Đối với lệnh Sell: Nhà đầu tư nên đặt lệnh SL bên trên vùng kháng cự hoặc trên dải băng trên của Bollinger Band, MA vài Pips
Đặt Lệnh Stop Loss Dựa Vào Sự Biến Động Của Giá Trên Thị Trường
Với các trader lâu năm, bạn có thể dựa vào những diễn biến thực tế của thị trường để đặt lệnh Stop loss sao cho phù hợp. Nếu thị trường có biến động mạnh, bạn có thể đặt điểm cắt lỗ lớn và ngược lại bạn nên đặt lệnh SL không quá xa điểm đặt lệnh.

Đặt lệnh Stop loss dựa vào sự biến động của giá
Đặt Lệnh Cắt Lỗ Dựa Trên Tổng Số Vốn Đang Có
Thông thường, các trader lâu năm thường đặt lệnh cắt lỗ trong khoảng từ 1 – 2% tổng số vốn mà mình có. Đây được xem là một cách đặt lệnh Stop loss phổ biến và cơ bản nhất, đặc biệt dành cho các trader mới tham gia vào thị trường và chưa có nhiều kinh nghiệm.
Hướng Dẫn Cách Đặt Lệnh Cắt Lỗ Cho Nhà Đầu Tư Mới
Như đã nói, thì mục đích của việc đặt lệnh cắt lỗ là làm giảm thiểu rủi ro và giảm hạn mức thua lỗ ở một mức giá giới hạn. Dù bạn có là nhà đầu tư lâu năm thì việc xác định hướng thị trường cũng là một điều rất khó. Do đó, việc quản lý rủi ro bằng lệnh cắt lỗ là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản của mình.
Dưới đây là một số bước đặt lệnh Stop loss đơn giản mà các trader mới lên biết:
- Bước 1: Cần xác định điểm vào lệnh dựa trên việc phân tích thị trường
- Bước 2: Xác định vị trí cần đặt lệnh SL và Take Profit
- Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ mà bạn sẵn sàng chấp nhận được để từ đó tính toán khối lượng giao dịch cho hợp lý
- Bước 4: Cài đặt lệnh và tiến hành thực hiện giao dịch
Một Số Lưu Ý Khi Đặt Lệnh Stop Loss
Stop loss là gì? Sau đây là một số những lưu ý quan trọng khi đặt lệnh Stop loss mà bạn nên biết:
- Đặt lệnh cắt lỗ quá gần: Việc đặt lệnh này có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu thua lỗ nếu thị trường đi ngược xu hướng dự đoán. Tuy nhiên, nó cũng sẽ dẫn đến trường hợp lệnh của bạn sẽ bị quét sớm trước khi giá chính thức đi đúng như kỳ vọng.
- Đặt lệnh cắt lỗ quá xa: Việc đặt lệnh cắt lỗ quá xa sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt khi các nhà đầu tư dự đoán sai hướng đi của thị trường
- Thả Stop loss: Nếu như nhà đầu tư quá tin vào nhận định của mình, khi giá đi ngược lại so với kỳ vọng thì sẽ có động thái thả Stop loss để tránh bị quét. Đặc biệt khi hành động giá di chuyển gần đến điểm đặt lệnh cắt lỗ. Điều này rất rủi ro và nó chỉ khiến các nhà đầu tư thêm thua lỗ

Một số lưu ý khi đặt lệnh Stop loss
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Stop loss là gì. Hy vọng rằng với những thông tin trên phần nào đó giúp bạn hiểu hơn về lệnh cắt lỗ và từ đó có những chiến lược chốt lời hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Quỹ đầu tư là gì? Cách thức hoạt động của quỹ đầu tư