So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Tác động lạm phát đến sự chuyển dịch giữa các kênh đầu tư

demo.topdanhgiasan.com – Lạm phát là hiện tượng tăng giá các loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một thời gian liên tục và ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ. Nếu trường hợp này kéo dài sẽ làm giảm sức mua. Nguyên nhân xảy ra do khối lượng tiền tệ trong thị trường tăng nhanh, đẩy giá hàng hóa lên cao.

Sự ảnh hưởng của lạm phát trong thời gian dài

Trong thời gian gần đây, cuộc họp của Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) đang trở thành tâm điểm thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Câu hỏi đặt ra “Liệu Fed có thực hiện chính sách nâng lãi suất sớm?”

Lạm phát cao bất ngờ thường mang tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán toàn cầu, dẫn đến chi phí đi vay, chi phí đầu vào cũng được đẩy lên cao ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân do các chi phí tăng cao.

Điều quan trọng, lạm phát sẽ làm giảm mức kỳ vọng tăng trưởng về thu nhập, gây sức ép lên giá trị cổ phiếu. Các nhà đầu tư hy vọng mức lạm phát sẽ sớm quay lại mức đặt ra như kỳ vọng.

Chẳng hạn, các nhà đầu tư đang kỳ vọng ở mức lợi nhuận thực tầm 6%/năm, lạm phát chạm mốc 2%/năm. Từ đó kỳ vọng lợi nhuận của các nhà đầu tư sẽ nằm trong mốc 8%. Trong trường hợp bất ngờ tăng đột ngột từ 2% lên 4%, thị trường chứng khoán sẽ phản ứng tiêu cực ngay lập tức. Chính vì thế, các nhà đầu tư sẽ yêu cầu mức cao hơn để có thể bù đắp phần rủi ro không thể kiểm soát. 

Nên nhớ rằng, lạm phát trong thời kỳ bùng nổ kinh tế hoàn toàn khác với lạm phát trong thời kỳ tồi tệ. Thị trường chứng khoán thường phản ứng khá tiêu cực trong thời kỳ lạm phát, đồng thời sẽ co lại vì tâm lý lo ngại rủi ro của các nhà đầu tư. 

Các kênh đầu tư trong thời kỳ lạm phát tăng.

Một trong số kênh thu hút đông đảo nhà đầu tư trong những tháng cuối năm 2021, trong đó có thị trường chứng khoán, vàng, tiền điện tử.

Tham khảo thêm:

1. Thị trường chứng khoán

Trong một nghiên cứu mới đây, lạm phát leo thang làm giá hàng hóa tăng mạnh, khiến hàng loạt giá dầu, kim loại, nông nghiệp cũng được đẩy lên cao trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch thường cân nhắc đầu tư vào các doanh nghiệp có uy tín, sức bật ổn định trong thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, tiêu dùng nhanh (FMCG).

Theo nghiên cứu của Goldman Sachs về sự tương quan độ nhạy giữa điểm hòa vốn của cổ phiếu so với mức lạm phát, sẽ dẫn đến các ngành có khả năng sinh lời trong thị trường biến động, cụ thể như năng lượng, công nghiệp năng, ngân hàng, nhu yếu phẩm.

  • Nhóm ngành năng lượng

Trong thời gian vừa qua, chúng ta thấy chứng kiến các sự kiện khan hiếm nhiên liệu trên thị trường kéo giá năng lượng như than, dầu, khí đốt tăng cao trong giai đoạn thị trường quay lại cuộc sống bình thường mới.

Trong thời điểm lạm phát, các doanh nghiệp năng lượng trên toàn cầu đã thu về mức lợi nhuận tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc cho những biến động của đại dịch Covid-19.

  • Nhóm ngành kim loại

Trong quý III, ngành thép thế giới mang đến những cơ hội đầu tư tiềm năng, khi nhu cầu xây dựng các dự án đầu tư tăng cao sau khi lệnh dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

Bên cạnh đó, tác động lạm phát cũng làm giá thép tăng kéo các cổ phiếu doanh nghiệp về lĩnh vực thép bật tăng, cùng đó số lượng dự án công và xây dựng cuối năm phát triển mạnh mẽ.

  • Nhóm ngành hàng nhu yếu phẩm

Ngành nhu yếu phẩm được đánh giá là ngành bùng nổ mạnh nhất trong đại dịch Covid-19, nhóm này có sức hút hơn khi lạm phát tăng. Theo một báo cáo mới đây của Mỹ, mức lạm phát cao đã thúc đẩy mức chi tiêu của người tiêu dùng, CPI (chỉ số tiêu dùng) của người dân Mỹ chạm ngưỡng tăng 6% trong quý III/2021.

Cổ phiếu của các doanh nghiệp trong nhóm này còn tăng mạnh, do tâm lý lo sợ của người tiêu dùng về các dự đoán về giá cả sẽ tăng trong tương lai.

  • Nhóm ngành công nghệ – điện tử

Năm 2021 cũng được đánh giá là một năm đầy bùng nổ của các ông trùm công nghệ thế giới như Apple, Tesla, Alibaba,…. Ngoài ra, một số doanh nghiệp công nghệ phát triển nền tảng cũng đã có những sức bật vượt trội trong giai đoạn này nhờ tâm lý đa dạng hóa danh mục rủi ro của các nhà đầu tư, trong đó có một số doanh nghiệp đáng được chú ý như Zoom, Airbnb, Upwork.

2. Vàng

Một trong số ít hàng hóa luôn thu hút các nhà đầu tư, khiến họ luôn phải trích ít nhất 10% hàng hóa này trong danh mục của mình. Vàng hấp dẫn như vậy là do có thể phòng ngừa những rủi ro do lạm phát gây ra, giá trị của vàng bền vững theo thời gian, khả năng thanh khoản cao.

3. Tiền điện tử

Thị trường tiền điện tử đã mất 10 năm để có được vị thế như ngày hôm nay. Trong năm 2021, Bitcoin đã liên tiếp xác lập những kỷ lục ấn tượng, khi chạm mức đỉnh lần lược 59,000 USD và 69,000USD.

Thêm vào đó, sự đầu tư quỹ ETF đã giúp tiền điện tử trở thành kênh đầu tư thu hút nhiều người tham gia, vì khả năng sinh lời cao, dễ giao dịch và không bị tác động bởi lạm phát trên toàn cầu.

Kết luận

Qua bài viết này, Topdanhgiasan hy vọng sẽ mang đến những gợi ý phù hợp cho các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trong giai đoạn thị trường đang vô cùng biến động. Chúng tôi tin rằng, bạn đủ tỉnh táo để biết đâu sẽ là sản phẩm phù hợp với chiến lược đầu tư của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *