So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Ứng dụng phổ biến của hợp đồng thông minh (Smart contract)

demo.topdanhgiasan.com – Hợp đồng thông minh (Smart Contract) hiện nay vô cùng gần gũi với cuộc sống của chúng ta, nhưng dường như khi nhắc đến nó lại không có quá nhiều người nhận ra sự hiện diện của khái niệm này. 

Vậy thì ứng dụng của Smart Contract phổ biến như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Các yếu tố để tạo nên một hợp đồng thông minh

Sau đây là các yêu cầu cần thiết để tạo nên một hợp đồng thông minh:

  • Chủ thể hợp đồng: Các bên liên quan được liệt kê trong hợp động phải cấp quyền truy cập cho Smart Contract để có thể tự động khóa hay mở khóa khi cần thiết.
  • Chữ ký điện tử: Giống tương tự như hợp đồng truyền thống, kể cả hợp đồng thông minh cũng cần đến chữ ký để xác nhận sự đồng ý các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Phải có các khóa cá nhân (chữ ký điện tử) thì hợp đồng mới có thể triển khai.
  • Điều khoản hợp đồng: Ở hộp đồng thông minh, điều khoản được hiểu là các chuỗi hoạt đồng được mã hóa và các bên tham gia phải chấp nhận những điều khoản này.
  • Nền tảng phân quyền: Hợp đồng thông minh được thiết lập hoàn tất sẽ được tải lên blockchain của nền tảng phân quyền tương ứng cũng như được phân phối về các node trên nền tảng đó.

Ứng dụng phổ biến của hợp đồng thông minh (Smart contract)

Ứng dụng phổ biến của hợp đồng thông minh (Smart contract)

Tham khảo thêm:

Khả năng của hợp đồng thông mình là vô tận. Chúng đã được sử dụng cho các giao dịch và dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ủy quyền tín dụng, quy trình pháp lý và thậm chí cho các thỏa thuận gây quỹ cộng đồng (ICO).

Hợp đồng thông minh được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Sử dụng cho các nhà quản lý

Hợp đồng thông minh giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi hơn, nó cung cấp một sổ cái đáng tin cậy. Trong quá trình kinh doanh, việc đồng thuận cần có sự chấp nhận của bên ngoài và trong nội bộ. Sổ cái sẽ giải quyết các vấn đề này giúp quá trình hoạt động suông sẻ hơn.

Sử dụng cho Chuỗi cung ứng (Logistics)

Chuỗi cung ứng là một hệ thống kéo dài bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận có công việc riêng và liên kết chặt chẽ với nhau, được ghi chép lại toàn bộ quá trình. Việc sử dụng Hợp đồng thông minh giúp mọi bộ phận có thể tự theo dõi và hoàn thành công việc đúng hạn. Ngoài ra việc sử dụng Smart Contract còn bảo đảm tính minh bạch, chống gian lận trong hợp đồng.

Sử dụng cho Bầu cử

Hợp đồng thông minh sẽ giúp cho các cuộc bầu cử diễn ra thật minh bạch, không bị thao túng. Sổ cái sẽ bảo vệ các phiếu bầu bằng các quyền truy cập đủ mạnh để tiếp cận nó và không ai có quyền lực như vậy như Blockchain.

Sử dụng trong các dịch vụ y tế, quản lí, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, v..v…

Hệ thống y tế

Hệ thống y tế sử dụng hợp đồng thông minh để ghi và chuyển dữ liệu một cách an toàn.

Chúng ta có thể thấy ví dụ về các hợp đồng thông minh đang được sử dụng trong ngành y tế như Encrypgen. Đây là một ứng dụng sử dụng hợp đồng thông minh để chuyển dữ liệu bệnh nhân một cách an toàn, không cho phép quyền truy cập từ bên thứ ba.

Bằng cách này, bệnh nhân kiểm soát dữ liệu của chính họ. Nếu các nhà nghiên cứu muốn sử dụng dữ liệu bệnh nhân, họ phải trả tiền cho nó. Không chỉ vậy, mà bệnh nhân phải chọn xem họ có muốn bán nó cho các nhà nghiên cứu hay không.

ICOs

Nếu bạn muốn bắt đầu dự án của riêng mình sử dụng blockchain, bạn có thể xây dựng nó trên blockchain Ethereum, như chúng ta đã thấy qua các ví dụ. Tuy nhiên, bạn sẽ cần một số!

Làm thế nào mà bạn có được số tiền bạn cần? Hãy đến với ICOs…

ICO (Cung cấp tiền xu ban đầu) là một hệ thống gây quỹ cộng đồng cho các ứng dụng mới sử dụng công nghệ blockchain. Bạn tạo một hợp đồng thông minh và mã thông báo cho hợp đồng thông minh đó. Ví dụ bạn gọi tên token của mình là ABC.

Bạn muốn quyên góp 10.000.000 đô la để bắt đầu dự án và xây dựng ứng dụng của mình – hãy tưởng tượng 10.000.000 đô la tương đương với 10.000 Ether. Bạn quyết định đưa 100.000 token ABC vào hợp đồng thông minh và mỗi token ABC có giá trị 0,1 Ether.

Bằng cách đó, nếu bán tất cả 100.000 token ABC, bạn sẽ có 10.000 Ether mà bạn cần, vì 100.000 x 0,1 = 10.000.

Hạn chế của hợp đồng thông minh Smart Contract

Hợp đồng thông minh dù gì cũng không phải là tuyệt đối hoàn hảo. Sau đây là một số các khiếm khuyết còn tồn đọng của Smart Contract:

Con người

Vì toàn bộ phần mã được soạn thảo bởi con người, và họ vẫn có thể mắc lỗi. Khi hợp đồng thông minh được tải lên Blockchain, các nhà lập trình sẽ không thể nào thay đổi được nó.

Một ví dụ nổi tiếng về nhân tố con người đó chính là sự kiện DAO. Lỗi lập trình của đội ngũ phát triển đã bị một số tin tặc phát hiện và tận dụng, từ đó cướp đoạt đến 60 triệu USD tiền vốn của người dùng

Pháp lý chưa rõ ràng

Hợp đồng thông minh vẫn chưa được quản lí bởi bất kì cơ quan, tổ chức nào cả. Vì vậy vẫn có những rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng thông minh này.

Chi phí thực hiện

Hợp đồng thông minh cần trải qua công đoạn lập trình, điều này đòi hỏi phải có chuyên gia lập trình giàu kinh nghiệm để hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra đối với hợp đồng và bảo đảm cơ sở hạ tầng của công ty tương thích với công nghệ Blockchain.

KẾT LUẬN

Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, đã giúp cho các anh em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về hợp đồng thông minh Smart Contract.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *