So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

USD/JPY chuyển động ổn định từ khi tái xác lập vùng giá cao hơn

USD/JPY có thể đang hình thành đà tăng giá mặc dù vẫn còn một số trở ngại phía trước. Nếu lực cản không còn, liệu USD/JPY sẽ có hướng đi rõ hơn?

USD/JPY chuyển động ổn định từ khi tái xác lập vùng giá cao hơn

USD/JPY chuyển động ổn định từ khi tái xác lập vùng giá cao hơn

Đồng USD tiếp đà tăng nhẹ khi thị trường nhận định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian dài hơn dự kiến.

Theo biên bản cuộc họp trong hai ngày 31/1-1/2 của Fed mới công bố ngày 22/2, các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng lãi suất trong thời gian dài hơn dự kiến.

Số liệu kinh tế công bố ngày 23/2 cũng gây sức ép lên giá vàng. Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm 3.000, xuống mức đã điều chỉnh theo mùa là 192.000 trong tuần kết thúc ngày 18/2. Theo số liệu đã điều chỉnh, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,7% trong quý 4 năm 2022, giảm nhẹ so với mức 2,9% theo số liệu ban đầu.

Trong khi đó, ngày 24/2, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản thông báo trong tháng 1/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với quý trước. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp lạm phát ở Nhật Bản liên tục ở trên mức cao nhất trong 40 năm và là tháng thứ 17 liên tiếp, chỉ số này tăng.
 
Trong kỳ báo cáo này, chỉ số CPI tổng hợp của Nhật Bản tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,4% so với tháng trước, trong khi CPI không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và năng lượng chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,4% so với tháng trước. Điều này cho thấy giá năng lượng vẫn là một trong nhân tố quan trọng tác động tới lạm phát ở nước này.

Như vậy, lạm phát ở Nhật Bản đã tăng tháng thứ 10 liên tiếp cao hơn so với con số mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ). Trước đó, trong tháng 12/2022, chỉ số này đã phá vỡ ngưỡng cao kỷ lục 40 năm khi tăng tới 4%. BoJ vẫn cho rằng lạm phát ở Nhật Bản hiện nay chủ yếu do chi phí đẩy và sẽ không kéo dài nên ngân hàng trung ương này vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định và bền vững.

Cũng trong sáng 24/2, Giáo sư Kazuo Ueda, người được Chính phủ Nhật Bản đề cử làm Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thay cho ông Haruhiko Kuroda, đã có phiên điều trần trước một ủy ban của Hạ viện Nhật Bản.

Ông Ueda khẳng định “việc duy trì chính sách tiền tệ lỏng là thích hợp” nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2% cho dù chính sách này đang mang lại “nhiều tác dụng phụ”. Ông nói: “Tôi tin rằng việc BoJ tiếp tục nới lỏng tiền tệ là thích hợp, trong khi tiếp tục đưa ra các biện pháp ứng phó với tình hình hiện tại”.

Phân tích kỹ thuật USD/JPY

Biểu đồ hàng ngày USD/JPY

USD/JPY có thể đang hình thành đà tăng giá mặc dù vẫn còn một số trở ngại phía trước. Giá đã tăng lên trên đường trung bình động đơn giản (SMA) 10, 21, 34, 55 và 260 ngày. Tất cả các tín hiệu này đều ủng hộ cho kịch bản tăng giá tiềm năng, nhưng USD/JPY vẫn còn thấp hơn đường SMA 100 và 200 ngày, và hai mức đó hiện có thể tạo lực cản.

Đường SMA 21 ngày cũng gần vượt qua đường SMA 55 ngày, và đường SMA 10 ngày cũng sắp cắt lên trên đường SMA 260 ngày. Nếu hai tín hiệu này thực sự xuất hiện, chúng sẽ hình thành tín hiệu Giao cắt vàng, đây là một dấu hiệu tăng giá tiềm năng.

Độ dốc của tất cả các đường SMA đều hướng lên, ngoại trừ SMA 100 ngày. Độ dốc hướng lên chính là chỉ báo sớm gợi ý về đà tăng.

Top đánh giá sàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *