So sánh sàn
Dựa trên các thông số và ưu, nhược điểm của sàn mà chúng tôi đưa ra, bạn có thể dễ dàng nhận biết đâu là sàn giao dịch phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của mình.

Vai trò của Blockchain trong lĩnh vực tài chính

Tóp đánh giá sàn – Có phải công nghệ sổ cái phân tán (DLT) đang gần đến giai đoạn được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính không?

Vai trò của Blockchain trong lĩnh vực tài chính

Blockchain mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp. Vấn đề là liệu họ có biết tận dụng chúng theo hướng có lợi cho mình hay không. Tiến trình áp dụng công nghệ blockchain và tiền điện tử diễn ra nhanh chóng đang làm thay đổi ngành tài chính.

Theo CoinMarketCap, thị trường tiền điện tử hiện có hơn 9.800 tài sản kỹ thuật số với tổng vốn hóa là 1,25 nghìn tỷ USD, vượt qua cả Apple và đang tiến tới thách thức vị trí dẫn đầu của vàng (11,65 nghìn tỷ USD).

Đồng thời, một báo cáo gần đây ước tính thị trường blockchain sẽ mở rộng từ 2,01 tỷ đô la năm 2019 lên 69,04 tỷ đô la vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng trung bình kép (CAGR) đạt 56,1%.

Có thể thấy rõ ràng DLT đang được ưa chuộng hiện nay.

Tuy nhiên, blockchain và tiền điện tử có thể giúp các tổ chức tài chính cải thiện hiệu quả kinh doanh như thế nào?

Blockchain không chỉ là tiền điện tử

Hầu hết mọi người khi nghe đến cụm từ “blockchain” đều nghĩ ngay đến tiền điện tử.

Đúng như vậy, blockchain là công nghệ cơ bản của tiền điện tử và cung cấp năng lượng cho gần như tất cả các tài sản số trên thị trường đồng thời thúc đẩy tính minh bạch, bảo mật cao, giao dịch ngang hàng (P2P) và tính phi tập trung.

Điều đó nói lên rằng blockchain không chỉ dành cho các giao dịch tiền điện tử. Hơn thế nữa, DLT còn có thể được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực liên quan đến cung cấp dữ liệu và xử lý thông tin.

Vì lý do đó, nhiều công ty đang xem xét hoặc đã áp dụng công nghệ blockchain để nâng cao quy trình kinh doanh của họ.

Mặc dù DLT vẫn còn ở dạng rất sơ khai song cũng đã có rất nhiều ứng dụng của blockchain trong thế giới thực được các tập đoàn lớn áp dụng.

Đầu tiên là Walmart đã hợp tác với IBM và Unilever để tận dụng blockchain Hyperledger Fabric nhằm theo dõi chuỗi cung ứng sản phẩm.

IBM cũng có blockchain của riêng mình. Công ty công nghệ đa quốc gia này trở thành nhà cung cấp công nghệ sổ cái phân tán B2B hàng đầu trong những năm gần đây.

Các ứng dụng blockchain trong thế giới thực liên tục phát triển với ngày càng nhiều công ty tích hợp các giải pháp dựa trên DLT vào quy trình kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

Thông qua tính minh bạch trong môi trường phi tập trung, các doanh nghiệp có thể thúc đẩy lòng tin cũng như thu hút khách hàng mới và tăng lòng trung thành của khách hàng hiện tại. Những khách hàng này giờ đây có thể theo dõi các sản phẩm của doanh nghiệp và đánh giá chất lượng của chúng thông qua blockchain.

Tại Trung Quốc, gã khổng lồ bán lẻ quần áo H&M cũng đã hợp tác với nền tảng blockchain VeChain để triển khai một giải pháp tương tự.

Bằng cách tận dụng DLT, khách hàng của H&M có thể truy cập vào thông tin chi tiết về quá trình sản xuất quần áo có thương hiệu H&M với một thao tác đơn giản là quét mã QR bằng điện thoại thông minh của mình. Hơn nữa, người mua hàng thậm chí có thể xem video về quy trình sản xuất tại nhà máy các sản phẩm bày trong cửa hàng.

Sức mạnh của Blockchain

Như bạn có thể thấy, blockchain là một công cụ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.

Với những lợi thế tuyệt vời, DLT mang lại cho cả nhà cung cấp dịch vụ và người dùng cuối những lợi ích to lớn so với các hệ thống truyền thống.

Do tính chất minh bạch của nó, công nghệ blockchain giúp theo dõi dữ liệu từ đầu đến cuối, loại bỏ nhu cầu do niềm tin mù quáng từ khách hàng. Đồng thời, nó cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng hơn.

Thêm nữa, các giao dịch blockchain là ngang hàng, có nghĩa là không cần qua trung gian hoặc các bên thứ ba. Nhờ vậy, các công ty có thể giảm đáng kể chi phí hoạt động đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách đẩy nhanh và tự động hóa các quy trình thông qua hợp đồng thông minh.

Mặc dù các giao dịch blockchain có thể được hiển thị hay truy xuất nguồn gốc song người dùng lại không biết được những người thực sự tham gia vào các giao dịch chuyển tiền. Điều này khiến chúng trở nên riêng tư hơn so với các giải pháp truyền thống.

Sự áp dụng công nghệ block chain tại các doanh nghiệp thường đi đôi với tiền điện tử.

Vì lý do đó, nhiều doanh nghiệp đang ngày càng khai thác tiền điện tử như một loại tài sản để đầu tư.

Điều này được tin rằng đã trở thành một xu hướng ngày càng tăng trong không chỉ các doanh nghiệp tài sản số và tư nhân mà còn cả các công ty đại chúng kể từ năm 2020.

Ví dụ: MicroStrategy, Tesla và Square đã đầu tư lần lượt 2,24 tỷ đô la, 1,5 tỷ đô la và 220 triệu đô la vào BTC cho đến nay.

Song điều gì sẽ xảy ra nếu các doanh nghiệp cũng quyết định áp dụng tiền điện tử cho thanh toán?

Thực tế, nhiều công ty đã làm như vậy rồi.

Ngoài ngành du lịch, nơi mà các tài sản số đã và đang nhận được ngày càng nhiều sự chấp nhận thanh toán (ví dụ: Expedia, airBaltic, LOT Polish Airlines) thì các doanh nghiệp lớn như Microsoft, Starbucks, AXA Insurance, v.v. cũng đã tích hợp tiền điện tử làm phương thức thanh toán cho các giải pháp của họ.

Hơn nữa, trong khi PayPal đã bổ sung hỗ trợ cho các giao dịch tiền điện tử thì Visa và MasterCard cũng đang chạy đua với nhau để tích hợp thanh toán tài sản số vào mạng lưới thanh toán khổng lồ của họ.

Tham khảo thêm:

Tiền điện tử thúc đẩy tự chủ tài chính

So với tiền fiat, tiền điện tử có ba lợi thế chính: tính tự chủ, khả năng chuyển đổi và tính phi tập trung.

Mạng blockchain có khả năng phục hồi cao trước các vấn đề về mạng và không cần đến sự can thiệp của bên thứ ba để vận hành.

Vì lý do đó, tiền điện tử hầu như không phụ thuộc vào các động thái của chính phủ trong khi những động thái đó có khả năng gây ra những sự cố trong hệ thống tiền tệ mà có thể dẫn đến sự sụp đổ kinh tế.

Hơn nữa, với sự phát triển của thị trường tiền điện tử, hoạt động đổi tiền fiat sang tiền điện tử đã trở nên dễ dàng hơn nhiều chỉ với một khoản hoa hồng nhỏ.

Do đó, tiền điện tử tỏ ra hiệu quả đối với các giao dịch xuyên biên giới với tính năng thanh toán nhanh hơn nhiều và chi phí tiết kiệm hơn so với chuyển khoản quốc tế truyền thống (đặc biệt là đối với các tài sản được tối ưu hóa cho thanh toán như XRP hoặc XLM).

Các doanh nghiệp phải áp dụng Blockchain để hoạt động hiệu quả hơn

Blockchain là một công nghệ vẫn đang được nghiên cứu.

Tuy nhiên, cho dù mới ở giai đoạn đầu phát triển, DLT đã mang đến rất nhiều ứng dụng cho các công ty sẵn sàng áp dụng nó.

Bên cạnh đó, khi càng nhiều những tiềm năng của blockchain được khai thác, chắc chắn chúng ta sẽ thấy những thay đổi mạnh mẽ trong ngành tài chính và nhiều lĩnh vực khác khi những doanh nghiệp lớn tìm đến công nghệ này để đạt được hiệu quả hoạt động cao hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *