Search
Generic filters

Tìm nhiều nhất: SwissmesFX ProACX

  1. Trang chủ
  2. /
  3. Tin Tức
  4. /
  5. Warren Buffett và Bill Gates đánh giá đây là cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại

Warren Buffett và Bill Gates đánh giá đây là cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại

Nếu bạn băn khoăn những tỷ phú hàng đầu thế giới như Warren Buffett và Bill Gates tìm nguồn cảm hứng từ đâu để hoàn thiện bản thân mỗi ngày thì đây chính là câu trả lời! Cuốn sách là những phân tích tài chính sống động và xuất sắc nhất từ trước đến nay mà ai cũng nên đọc và biết.

Warren Buffett và Bill Gates đánh giá đây là cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại

Warren Buffett và Bill Gates đánh giá đây là cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại

Warren Buffett và Bill Gates là cuốn sách kinh doanh

“Không lâu sau lần đầu gặp Warren Buffet vào năm 1991, tôi có hỏi về cuốn sách quản trị kinh doanh yêu thích nhất của ông. Không mất đến nửa giây suy nghĩ, ông trả lời: ‘Đó là Business Adventures – Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh của John Brooks, tôi sẽ gửi cho cậu cuốn của mình.’

Đến nay đã hơn hai mươi năm kể từ ngày Warren cho tôi mượn cuốn sách đó ‒ và hơn bốn mươi năm kể từ khi nó được xuất bản lần đầu tiên ‒ Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh vẫn là cuốn sách quản trị kinh doanh hay nhất mà tôi từng đọc.” Bill Gates còn hóm hỉnh viết rằng: “Và Warren, nếu ông đang đọc bài này, thì nhớ rằng tôi vẫn giữ cuốn sách đó của ông.”

Warren Buffett và Bill Gates đánh giá đây là cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại

Warren Buffett và Bill Gates đánh giá đây là cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại

Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh với 12 câu chuyện thú vị và không kém phần kịch tính về những sự kiện nổi tiếng tại Phố Wall này sẽ vén màn những âm mưu cũng như bộc lộ bản chất thất thường của thế giới tài chính. Xuyên suốt cuốn sách là những báo cáo chi tiết và sắc sảo của John Brooks, dù đó là sự kiện thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1962, thất bại của một công ty môi giới danh tiếng, hay nỗ lực táo bạo của các ngân hàng Mỹ nhằm cứu vãn đồng bảng Anh. Sau tất cả, những câu chuyện này vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự để giúp chúng ta nắm bắt được tính phức tạp của đời sống kinh doanh.

Dưới đây là những bài học cuộc sống thiết yếu nhất từ ​​cuốn sách Business Adventures – Những cuộc phiêu lưu trong kinh doanh.

Xem thêm

Khi không thể nhận ra thay đổi, bạn sẽ trở nên lỗi thời

Trong cuốn sách, tác giả Brooks viết về một trong những thất bại lớn nhất của hãng xe Ford (Mỹ): chiếc Ford Edsel đời 1958 mà hãng ô tô danh tiếng này dự định biến nó thành chiếc xe “mới và tối thượng” cho người Mỹ trung lưu.

Ford muốn tạo ra một chiếc xe phù hợp với nhu cầu của đại đa số dân chúng nước Mỹ, vì vậy hãng này đã thăm dò ý kiến ​​người dân để tìm ra những gì họ muốn từ một chiếc xe. Tuy nhiên, sau đó Ford không hài lòng với kết quả thăm dò ​​và quyết định đi theo con đường của riêng mình.

Với nỗ lực đánh bóng tên tuổi mẫu xe này, Ford bắt tay vào chiến dịch tiếp thị mẫu xe một năm trước khi nó trình làng. Nhưng rồi vào ngày ra mắt, mẫu xe này lại vướng phải nhiều vấn đề: bị rò rỉ dầu và cốp xe không mở được. Ngoài ra, mẫu xe cũng bị đánh giá là quá đắt và tốn xăng.

Bài học ở đây là nếu bạn ngừng chú ý đến những thay đổi của xã hội và nhu cầu của con người, bạn sẽ tụt lại phía sau và trở nên dễ bị tổn thương trước các đối thủ cạnh tranh của mình.

Thất bại không phải là một điều xấu – hãy chấp nhận, học hỏi và đi lên từ nó

Mọi sai lầm đều trả giá bằng tiền mặt và Ford phải trả giá bằng 350 triệu USD từ thất bại của dòng xe Edsel. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành của hãng này lại không chịu nhận trách nhiệm cho những thất bại của mình. Họ một mực khẳng định rằng họ đã làm đúng từ đầu đến cuối.  

Trong cuốn sách, Brooks cho biết một giám đốc tiếp thị của Ford đã đổ lỗi cho các khách hàng: “Những gì họ sẽ mua trong vài năm tới chính là động lực cho chúng tôi xây dựng mẫu xe này. Chúng tôi trao xe cho họ nhưng họ lại từ chối nhận nó. Họ không nên hành động như vậy. Và bây giờ công chúng lại muốn những mẫu xe nhỏ xíu như thế này. Thật không thể hiểu nổi!”

Chúng ta cần phải học từ những sai lầm của mình để mà không mắc phải chúng nữa. Chúng ta cần phải phát triển tư duy của mình và khả năng ra những quyết định và lựa chọn đúng đắn. Những quyết định tốt chỉ có thể được phát triển nếu bạn thực sự học được một điều gì đó từ những sai lầm của mình.

Thật không may rằng nhiều người lại vẫn luôn lặp lại những sai lầm của mình rồi mới rút ra những bài học cho bản thân. Dù tốt hay xấu thì kinh nghiệm chính là những gì có thể giúp chúng ta học những bài học và hình thành nên khả năng ra quyết định đúng đắn. Những trải nghiệm tồi tệ luôn ở trong trí nhớ chúng ta lâu hơn bởi chúng ta thường không bao giờ muốn lặp lại sai lầm cả. Sự tinh khôn chính là những kiến thức mà bạn có thể học được từ những sai lầm của mình.

Không đánh giá thấp tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp

Đây là một bài học quan trọng cho bất cứ ai – cho dù bạn là người sáng lập, quản lý, nhân viên hay đang tìm kiếm một công việc.

Brooks mô tả người sáng lập Xerox, ông Joseph C. Wilson, là người đi trước thời đại (thập niên 60) bởi cách ông ưu tiên xây dựng văn hóa doanh nghiệp với sự cảm thông sâu sắc dành cho nhân viên. Ông coi việc quyên góp hàng triệu đô la cho các tổ chức từ thiện và trường đại học là một nghĩa vụ của mình. Ông thực hiện các chính sách tuyển dụng tiến bộ khi phong trào dân quyền diễn ra.

“Đặt mục tiêu cao, có những khát vọng gần như không thể với tới, làm cho mọi người tin rằng họ có thể làm được … những điều này cũng quan trọng như bảng cân đối, thậm chí còn có thể quan trọng hơn”, Wilson nói (theo lời của Brooks).

Ngày nay, hơn bao giờ hết, nhân viên coi trọng sự đoàn kết và mục đích trong một công ty – và họ không ngại từ bỏ hoặc từ chối lời mời làm việc từ một công ty tai tiếng. Một công ty có văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời nhiều khả năng sẽ có năng suất cao hơn và động lực lớn hơn, ít vướng phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe nhân viên hơn và có ít nhân viên nghỉ việc hơn.

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu. Nói nôm na, nếu doanh nghiệp là máy tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành. Vì văn hóa doanh nghiệp phản ánh giá trị, tầm nhìn mà chủ sở hữu muốn tạo ra.

Nếu bạn là người đang tìm việc, bạn cũng nên ghi nhớ điều này. Gia nhập một công ty có văn hóa doanh nghiệp tồi tệ sẽ không khiến bạn cảm thấy hạnh phúc lâu dài.

Top đánh giá sàn

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Subscribe
Notify of
guest

BẢNG XẾP HẠNG THÁNG 03
1
https://www.facebook.com/derivdotcom
2
https://www.facebook.com/SwissmesVN/
3
https://www.facebook.com/itslfxofficial/?ref=page_internal
4
https://www.facebook.com/pepperstonevn/?ref=page_internal
5
https://www.facebook.com/CHMarketsVietnam
6
https://www.facebook.com/RacForex.Vietnam
8
https://www.facebook.com/IQXTradePartner
9
https://www.facebook.com/dexinvesting
10
4.3/5
https://www.facebook.com/FxProGlobal
13
https://www.facebook.com/remitano
14
https://www.facebook.com/Trade-TIME-102279399021494
15
https://www.facebook.com/binomovt
16
https://www.facebook.com/londonexvietnam/?ref=page_internal
17
https://www.facebook.com/spectrepage/
18
https://www.facebook.com/octafx
Top Sàn, Review Sàn, Đánh Giá Sàn, Chọn Sàn
© Copyright 2021 topdanhgiasan.com